Người nhà bệnh nhi cho biết, khi cháu đang đi móc cua cùng với bố thì bất ngờ bị rắn hổ mang cắn vào ngón tay cái.
Sau khi được điều trị bệnh nhi đã ổn định, không còn sốt, toàn bộ cánh tay giảm sưng nề, hoại tử ngón tay cái không tăng thêm. Chiều 8/3, Huy được chuyển Viện Bỏng Quốc gia để tiếp tục điều trị.
Theo VTC, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Các bước sơ cứu nên làm là:
- Không để bệnh nhân tự đi lại mà nên để nằm yên, đồng thời bất động chân tay vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn. Đồng thời mọi người cần cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.