Bế mạc Chương trình đánh giá năng lực cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của các nước ADMM+

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 21/9, Chương trình đánh giá năng lực cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021-2023) do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội). Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).
Bế mạc Chương trình đánh giá năng lực cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của các nước ADMM+

Sau 9 ngày (từ ngày 13-20/9/2023) tổ chức với các hoạt động phong phú gồm cả huấn luyện lý thuyết và diễn tập thực hành với sự tham gia của 18 đoàn quốc tế thuộc các quốc gia thành viên ADMM+, CEPPP 2023 đã thành công tốt đẹp.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức một hoạt động đa phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với quy mô lớn cả về lực lượng và phương tiện, góp phần khẳng định vai trò, uy tín, vị thế và đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại khu vực và trong khuôn khổ ADMM+.

Phát biểu tại Lễ bế mạc, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực, sự đóng góp của toàn thể 18 đoàn quốc tế đến từ các quốc gia thành viên ADMM+ vào thành công của CEPPP 2023.

Thay mặt Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của các nước ADMM+ trong chặng đường tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam thời gian qua. Lực lượng gìn giữ hòa bình các quốc gia thành viên ADMM+ đã tham gia tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả, đóng góp vào thành công của Chu kỳ 4 Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ ADMM+.

Đặc biệt, Phó Tổng Tham mưu trưởng Phùng Sĩ Tấn gửi lời cảm ơn tới Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Bộ Quốc phòng Việt Nam trên vai trò đồng chủ trì CEPPP 2023; đồng thời bày tỏ tin tưởng, thông qua cơ chế hợp tác ADMM+ nói chung mà cụ thể là hoạt động của Nhóm chuyên gia về Gìn giữ hòa bình, Việt Nam - Nhật Bản cùng các nước thành viên ADMM+ sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên thế giới trong thời gian tới.

Tại CEPPP 2023, trong suốt thời gian diễn ra Chương trình, các học viên đã được giảng dạy lý thuyết chuyên sâu kết hợp với thực hành kỹ năng của từng bộ phận Quan sát viên quân sự, Công binh và Quân y trong thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Trong đó, nổi bật nhất là tình huống diễn tập tích hợp giữa ba thành phần: Quan sát viên quân sự, Công binh và Quân y, với tình huống đặt ra là các sĩ quan Công binh bị thương khi đang làm việc vì không may tiếp xúc với vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Nạn nhân bị thương nặng, phải cấp cứu vận chuyển lên tuyến trên bằng đường không. Tình huống này đòi hỏi sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các bộ phận.

Chu kỳ 4 (2021-2023) là một Chu kỳ thành công của các quốc gia thành viên ADMM+ nói chung và của Nhóm chuyên gia ADMM+ về Gìn giữ hòa bình nói riêng. Hoạt động cuối chu kỳ lần này đã được tổ chức thành công tốt đẹp với những kết quả quan trọng, thiết thực, góp phần nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các quốc gia thành viên ADMM+; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác và hiểu biết giữa các quốc gia thành viên ADMM+; đồng thời đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và thế giới.

Thành công của hoạt động cuối chu kỳ lần này là kết quả quan trọng để báo cáo tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng diễn ra tại Indonesia vào tháng 11/2023.

Sau gần 10 năm thực hiện "Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc", Việt Nam đã cử 786 lượt cán bộ, nhân viên đi thực hiện nhiệm vụ tại các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở cả hình thức cá nhân và đơn vị. Các lực lượng được triển khai luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trên cương vị, chức trách được giao, được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những thành công ban đầu có được là nhờ sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả của các quốc gia thành viên ADMM+ thông qua các cơ chế hợp tác đa phương và song phương. Sự thành công của Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 là một trong những minh chứng rõ nét nhất.

Chung kết Cuộc thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc
Chung kết Cuộc thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc
(Ngày Nay) - Tối 10/12,Chung kết Cuộc thi "Tiếng hát sinh viên" toàn quốc lần thứ XV - S.MUSIC 2023 đã diễn ra tại Trường Đại học Phenikaa. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Lan tỏa hình ảnh võ cổ truyền Việt Nam tại Thụy Sĩ
Lan tỏa hình ảnh võ cổ truyền Việt Nam tại Thụy Sĩ
(Ngày Nay) - Nhân thời điểm thành phố Geneva của Thụy Sĩ tổ chức sự kiện hàng năm có tên là Fête de l'Escalade, các câu lập bộ võ cổ truyền tại quốc gia châu Âu này đã tề tựu trong ngày 10/12 để tổ chức hoạt động gặp gỡ, thắt chặt giao lưu võ thuật và thúc đẩy kết nối.
Mịt mù triển vọng hòa bình Trung Đông
Mịt mù triển vọng hòa bình Trung Đông
(Ngày Nay) - Bức tranh địa chính trị Trung Đông trong năm 2023 phủ một màu tối khi cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas kéo theo một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, gây ra những tác động kinh tế nặng nề, khiến triển vọng hòa bình Israel-Palestine mờ mịt hơn bao giờ hết.
Australia thắt chặt quy định về thị thực du học
Australia thắt chặt quy định về thị thực du học
(Ngày Nay) - Chính phủ Australia hôm thứ Hai cho biết sẽ thắt chặt các quy định về thị thực đối với du học sinh và người lao động có tay nghề thấp, điều này có thể giảm một nửa lượng người nhập cư vào nước này trong hai năm tới nhằm cải tổ hệ thống di trú.
Tìm giải pháp cân bằng mức sinh
Tìm giải pháp cân bằng mức sinh
(Ngày Nay) - Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng; có 21 tỉnh, thành phố đang có mức sinh thấp, thậm chí rất thấp, có thể ảnh hưởng lớn đến phát triển bền vững.