Bế mạc Khoá họp thứ 42 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

(Ngày Nay) - Trong 2 ngày 26-27/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền LHQ đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 37 nghị quyết và một Tuyên bố chủ tịch tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 42. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Dương Chí Dũng, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ làm Trưởng đoàn.
Đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva
Đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong ba tuần làm việc, Hội đồng Nhân quyền đã thảo luận nhiều vấn đề về quyền con người như quyền nước sạch và vệ sinh, tác động của các lệnh trừng phạt đơn phương lên nhân quyền, các hình thức nô lệ hiện đại...

Hội đồng xem xét tình hình nhân quyền tại một số quốc gia như Myanmar, Syria, Yemen... và thảo luận các biện pháp tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Ukraine, Lybia, Somalia, Sudan, Cộng hòa Trung Phi…

Phiên thảo luận về tác động của các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với quyền con người và vấn đề đưa cách tiếp cận bình đẳng giới vào hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế trực thuộc cũng được tổ chức trong khuôn khổ Khóa họp.

Như thường lệ, Hội đồng đã thông qua báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của 14 nước thuộc Chu kỳ rà soát thứ 3, gồm Na Uy, Albania, CHDC Congo, Cote d’Ivoire, Bồ Đào Nha, Butan, Dominica, CHDCND Triều Tiên, Brunei, Costa Rica, Guinea Xích đạo, Ethiopia, Qatar và Nicaragua.  

Trong số 37 nghị quyết của Khóa họp, có 25 nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận, gồm Nghị quyết về quyền của người cao tuổi, quyền sức khỏe, quyền an sinh xã hội, Nghị quyết về Chương trình giáo dục nhân quyền thế giới, Nghị quyết về quyền riêng tư trong kỷ nguyên số…

Bên cạnh đó, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua bằng bỏ phiếu 12 nghị quyết, trong đó đáng chú ý là Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Myanmar, Venezuela, Yemen, Syria, Nghị quyết về thành phần nhân viên Văn phòng Cao ủy nhân quyền, Nghị quyết về thúc đẩy trật tự quốc tế cân bằng, dân chủ, Nghị quyết về án tử hình…

Tại Khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng nội dung các dự thảo nghị quyết, tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có nghị quyết về quyền phát triển, nghị quyết kỷ niệm 25 năm Tuyên bố Bắc Kinh về quyền của phụ nữ, nghị quyết về hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực nhân quyền và Nghị quyết về an sinh xã hội.

Đoàn Việt Nam tiếp tục tham gia đầy đủ, tích cực và đóng góp thực chất tại Khóa họp, bảo vệ lợi ích và quan điểm nhất quán của Việt Nam trên tinh thần đối thoại và hợp tác, góp phần đảm bảo hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Theo TTXVN
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.