Bên trong đoàn tàu bọc thép của lãnh đạo Triều Tiên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hôm thứ Ba, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến công du tới Nga bằng tàu hỏa. Hình ảnh đoàn tàu bọc thép màu xanh lá này đã trở thành biểu tượng của nhiều đời lãnh đạo Triều Tiên trong các chuyến đi nước ngoài.
Bên trong đoàn tàu bọc thép của lãnh đạo Triều Tiên

Các chuyên gia cho biết, so với phi đội máy bay cũ kỹ của Triều Tiên, tàu hỏa bọc thép mang lại không gian an toàn và thoải mái hơn cho nhà lãnh đạo và các quan chức, đồng thời là nơi thảo luận các vấn đề hệ trọng.

Kể từ khi trở thành lãnh đạo vào cuối năm 2011, ông Kim Jong-un đã sử dụng tàu hỏa để thăm Trung Quốc và Việt Nam, cũng như chuyến đi Nga gặp Tổng thống Vladimir Putin vào năm 2019.

Không rõ các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã sử dụng bao nhiêu chuyến tàu trong những năm qua, nhưng Ahn Byung-min, chuyên gia Hàn Quốc về vận tải Triều Tiên, cho biết cần có nhiều chuyến tàu vì lý do an ninh.

Vị chuyên gia cho biết những đoàn tàu này có từ 10 đến 15 toa. Một số toa chỉ dành cho nhà lãnh đạo, chẳng hạn như phòng ngủ, còn những toa khác là nơi nghỉ ngơi của cận vệ và nhân viên y tế.

Mạng lưới đường sắt cũ của Triều Tiên chỉ cho phép đoàn tàu sang trọng này di chuyển với tốc độ 40 km/h.

“Ngay cả khi tốc độ chậm, tàu hỏa vẫn an toàn và thoải mái hơn bất cứ điều gì khác đối với một nhà lãnh đạo Triều Tiên”, chuyên gia Ahn nhận định.

Một đoạn video được công bố năm 2018 cho thấy ông Kim gặp gỡ các quan chức hàng đầu Trung Quốc trên một toa tàu rộng rãi có ghế sofa màu hồng.

Đoạn video cũng cho thấy toa tàu chứa văn phòng của ông Kim với bàn ghế và tấm bản đồ Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên trên bức tường phía sau.

Bên trong đoàn tàu bọc thép của lãnh đạo Triều Tiên ảnh 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân và các quan chức trên một chuyến tàu ở Đan Đông, Trung Quốc năm 2018. Ảnh: Reuters

Vào năm 2020, một đoạn phim khác cho thấy ông Kim đi tàu đến thăm khu vực bị bão tàn phá, cho thấy hình ảnh thoáng qua của một toa tàu được trang trí bằng đèn hình bông hoa và những chiếc ghế vải in hình ngựa vằn.

Theo tác giả Pulikovsky, đoàn tàu bao gồm một toa được gọi là toa "trụ sở chính", một nhà hàng, một số toa làm garage ô tô với hai chiếc Mercedes bọc thép, nhà cựu ngoại giao Nga Georgy Toloraya mô tả chuyến tàu đến Nga vào năm 2001 của nhà lãnh đạo tiền nhiệm Kim Jong-il.

Toloraya cho biết đoàn tàu có hệ thống liên lạc vệ tinh và tất cả các toa đều được kết nối.

Chuyên gia Ahn cho biết bánh tàu của ông Kim Jong-un phải được thay đổi ở Nga hoặc một nhà ga của Triều Tiên giáp biên giới với Nga, vì hai nước sử dụng khổ đường sắt khác nhau.

Nhà lãnh đạo sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành thường xuyên ra nước ngoài bằng tàu hỏa trong thời gian ông cầm quyền cho đến khi qua đời vào năm 1994.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-il chỉ đi tàu hỏa để đến thăm Nga 3 lần, trong đó có chuyến đi dài 20.000 km tới Moscow vào năm 2001.

Đài truyền hình nhà nước cho biết đoàn tàu là "ngôi nhà thân yêu và văn phòng" của ông Kim Jong-il.

Ông qua đời vì một cơn đau tim được cho là vào cuối năm 2011 khi đang trên một đoàn tàu. Đoàn tàu đó hiện đang được trưng bày tại lăng mộ của ông.

Truyền thông Triều Tiên thường khai thác câu chuyện những nhà lãnh đạo thường bắt đầu những chuyến hành trình dài bằng tàu hỏa để gặp gỡ những người dân trên khắp đất nước.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.