Bệnh do thời tiết ngày càng nguy hiểm

(Ngày Nay) - Biến đổi khí hậu đã xảy ra trên toàn cầu, tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập”. Và những con số khảo sát được công bố tại hội thảo thực sự đáng báo động. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiệt độ tăng 1độ C, tăng 3,4% trẻ nhập viện

Báo cáo của TS Nguyễn Đình Cường – chuyên viên tư vấn ADB cho biết, nhiệt độ có mối liên quan đến việc tăng số trẻ nhập viện. Tại Đồng bằng sông Cửu Long nhiệt độ cứ tăng 1độ C sẽ làm tăng 3,4%  số trẻ nhỏ nhập viện với các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp.  Nghiên cứu tại Vinh (Nghệ An) cho thấy, từ tháng 6 đến tháng 9 (thời gian nóng nhất) tỉ lệ trẻ nhập viên tăng 1,56 lần so với thời gian từ tháng 2 đến tháng 5. Tỉ lệ trẻ nhập viện do bệnh hô hấp tăng 1,64 lần.

Một lưu ý rất quan trọng là nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến những người mắc bệnh tim mạch. Bệnh nhân nhập viện do bệnh tim mạch ở TP.HCM tăng 12,9% trong những ngày có sóng nhiệt. Tại Thái Nguyên, nguy cơ nhập viện do bệnh tim mạch do phơi nhiễm với lạnh cũng gia tăng đáng kể. Cứ giảm 1 độ C thì số bệnh nhân tim mạch nhập viện tăng 1,12 lần.

Bệnh tiêu chảy cũng bị ảnh hưởng rất lớn khi thời tiết thay đổi. Cứ tăng 1 độ C trong 2-4 tuần ở ĐBSCL sẽ tăng 1,5% ca tiêu chảy.  Mực nước sông tăng 1cm là bắt đầu tăng ca tiêu chảy.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh chịu tác động mạnh nhất của thời tiết. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị bệnh sốt xuất huyết có mối liên quan đến độ ẩm tương đối tại khu vực bị ảnh hưởng do nước biển dâng, đến lượng mưa, số ngày mưa, số giờ nắng...

Khảo sát “Sóng nhiệt và nguy cơ nhập viện nghiên cứu tại một số tỉnh tại VN” do TS Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, sóng nhiệt cùng đồng nghiệp thực hiện cho thấy, sóng nhiệt gây tăng 3,8% nguy cơ nhập viện  do các bệnh nhiễm trùng. Nguy cơ tăng nhập viện do sóng nhiệt ở miền Bắc cao hơn miền Nam.

Bệnh biến mất ở nhiều nước lại phát triển mạnh ở VN

Một số loại bệnh nhiệt đới đã biến mất ở nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn đang phát triển mạnh tại Việt Nam như lao, sốt xuất huyết, sốt rét… đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Các nghiên cứu cho thấy, khi thời tiết khô hạn kéo dài (từ tháng 2-4) các bệnh người dân hay gặp phải như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, thủy đậu, bỏng dạ, suy nhược cơ thể, da nổi mụn nước… Vào mùa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) thường xuất hiện các bệnh như: tiêu chảy, sốt, cảm cúm, đau bụng, dị ứng thời tiết, bệnh ngoài da…Và các bệnh khi trời rét đậm rét hại (tháng 11 đến tháng 1) như viêm phế quản, cảm cúm, lên cước… 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, ở Việt Nam tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Trong hơn 10 năm qua, diễn biến của một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền tăng dần qua các năm.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hàng năm Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm với hàng nghìn trường hợp tử vong. Nguyên nhân khiến xuất hiện các bệnh mới nổi và tái nổi là do biến đổi khí hậu, môi trường.

Thời tiết cực đoan gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đối với người nhiều tuổi, người già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh thần kinh… Nhóm người già và trẻ em là hai nhóm xã hội dễ bị tổn thương khi thời tiết thay đổi do sức đề kháng kém. Nhóm phụ nữ, những người dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình – đặc biệt là những người ốm – hay mắc các bệnh dễ lây truyền. Nhóm các hộ nghèo, do điều kiện vật chất còn khó khăn, bữa ăn không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng nên sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cao, khi mắc bệnh thì không đủ điều kiện để chi trả cho việc điều trị.

Nhiều ý kiến tại Hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập” đã kết luận nhiều loại bệnh tật, trong đó chủ yếu là bệnh truyền nhiễm gia tăng là do tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu. Ngành y tế cần có những chiến lược mới để đối phó với tình trạng bệnh tật gia tăng này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy do mưa nắng thất thường. Theo ước tính, khoảng 2,4% số trường hợp tiêu chảy cấp trên thế giới, 6% các trường hợp mắc sốt rét trong các nước có mức thu nhập trung bình và thấp đều có liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong số 14 triệu người chết hàng năm ở khu vực này có tới 40% chết do các bệnh lây nhiễm. Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện lý tưởng cho sự lây lan của bệnh lây nhiễm tại nhiều nước.

Một nhóm chuyên gia liên chính phủ đã cảnh báo rằng, đến năm 2080 sẽ có khoảng 1,5 - 3,5 tỉ người trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ mắc sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do hiện tượng trái đất ấm lên và do khí hậu thay đổi, sốt Dengue sẽ lại tăng lên ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất. Điều này đã gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.

Theo SKĐS

Nguy cơ thiếu bác sỹ cơ sở tại Kon Tum
Nguy cơ thiếu bác sỹ cơ sở tại Kon Tum
(Ngày Nay) - Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có 539 bác sỹ trong tổng số hơn 2.700 công chức, viên chức và người lao động công tác trong ngành Y.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .