Bệnh nhân xuất viện sau 11 năm điều trị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau hơn 11 năm nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy và trải qua 26 lần phẫu thuật để điều trị căn bệnh Hemophilia (rối loạn đông máu do thiếu yếu tố đông máu), bệnh nhân Phan Hữu Nghiêm (37 tuổi, ngụ tại tỉnh Vĩnh Long) đã được xuất viện vào chiều 13/4.
Anh Phan Hữu Nghiêm kết thúc 11 năm điều trị bệnh Hemophilia.
Anh Phan Hữu Nghiêm kết thúc 11 năm điều trị bệnh Hemophilia.

Đây là trường hợp bệnh nhân có thời gian nằm điều trị lâu nhất, trải qua số lần phẫu thuật nhiều nhất và là bệnh nhân mắc Hemophilia nặng nhất đầu tiên của Việt Nam được điều trị thành công. Đặc biệt, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã chi trả quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân này lên đến 38,3 tỷ đồng.

Bác sĩ Phan Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân Phan Hữu Nghiêm mắc Hemophilia bẩm sinh từ nhỏ, nhưng đến năm 26 tuổi bệnh mới trở nặng.

Năm 2010, anh nhập Bệnh viện để điều trị. Từ đó đến nay, bệnh nhân này đã liên tục điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy và trải qua 26 lần phẫu thuật các loại với chi phí điều trị lên đến hơn 40 tỷ đồng. Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp nhiều chuyên khoa để điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân bởi đây được xem là một trong những ca bệnh Hemophilia nặng nhất ở Việt Nam.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Tùng, Trưởng Khoa Huyết học chia sẻ, năm 2010, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận bệnh nhân Phan Hữu Nghiêm trong tình trạng có khối máu tụ lớn ở hông, mắc Hemophilia thể nặng, thiếu yếu tố VII trong máu, do đó sẽ chảy máu khi có bất kỳ va chạm nhỏ nào.

Ban đầu, các bác sĩ không dám phẫu thuật bởi sẽ khó lòng mà cầm máu được nên quyết định xạ trị. Sau xạ trị, tuy khối u đã nhỏ lại, các mô đã co lại nhưng khi về nhà bệnh nhân di chuyển nên máu tụ càng to hơn. Từ đó, anh Nghiêm phải nhập viện thường xuyên để điều trị đông máu.

Tháng 5/2014, sau nhiều lần hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cho anh Nghiêm. Sau 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã lấy ra được 2,5 kg máu tụ, mô mủn nát, để lại một “hố” sâu, rộng ngay bên hông bệnh nhân. Cũng từ lúc đó, cuộc sống của anh Nghiêm gắn liền với bệnh viện vì chỉ cần vài ngày thiếu thuốc, vết thương lại liên tục chảy máu.

Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không quên được thời điểm gặp bệnh nhân Nghiêm khoảng 7 năm trước. “Suốt cuộc đời làm nghề của tôi từng đối diện với rất nhiều ca bệnh phức tạp nhưng ca bệnh hi hữu như của anh Nghiêm là lần đầu tôi chứng kiến”, Bác sĩ Hiệp chia sẻ.

Từ đó đến nay, năm nào anh Nghiêm cũng phải phẫu thuật để cắt lọc da hoại tử, hút dịch, tái tạo da... Đến nay, đã trải qua ít nhất 26 lần phẫu thuật với sự kết hợp đa chuyên khoa, bao gồm huyết học, chỉnh hình, phỏng, anh Nghiêm mới giữ được tính mạng.

Từ một bệnh nhân được kết luận “không xử trí gì thêm”, anh Nghiêm đã trải qua một hành trình kỳ diệu khi đã phục hồi 99% và xuất viện. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cho biết, bệnh Hemophilia không thể chữa dứt điểm, do đó anh Nghiêm phải duy trì điều trị thuốc.

Bà Đỗ Thu Hà, Trưởng phòng Giám định Bảo hiểm y tế - Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là bệnh nhân được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả nhiều nhất từ trước đến nay với số tiền là 38,3 tỷ đồng. “Điều này cho thấy tính ưu việt của chính sách Bảo hiểm y tế, bảo vệ quyền lợi tối đa cho bệnh nhân”, bà Hà khẳng định.

Trong ngày được xuất viện về nhà, anh Phan Hữu Nghiêm đã vô cùng xúc động bởi anh và gia đình đã trải qua hành trình nằm viện quá dài. Anh kể, mắc căn bệnh máu khó đông từ nhỏ, nhưng do gia đình khó khăn nên không có điều kiện chữa trị. Hồi nhỏ, mỗi lần va chạm hay bị ngã, cơ thể anh lại bị bầm tím hoặc mỗi khi đứt tay chảy máu đều không sao cầm nổi.

Đến năm 2010, khi được các bác sĩ giải thích về tình trạng của mình, anh Nghiêm mới bắt đầu lo lắng. Cũng từ đó, hành trình điều trị của anh bắt đầu với quãng thời gian dài đằng đẵng nằm viện.

“Rất nhiều lần tôi đã từng muốn tìm đến cái chết bởi nằm viện triền miên, phẫu thuật liên tục, chỉ được về nhà vào ba ngày Tết nhưng không ngờ các bác sĩ vẫn kiên trì điều trị và đến hôm nay tôi được xuất viện đúng nghĩa. Tôi biết ơn đội ngũ y bác sĩ rất nhiều, cảm kích trước tấm lòng của các nhà hảo tâm và chính sách Bảo hiểm y tế của Nhà nước”, anh Nghiêm bày tỏ.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.