Bệnh viện Bạch Mai không ‘xoá sổ’ giường dịch vụ

Lãnh đạo BV Bạch Mai khẳng định, bệnh viện chỉ giảm tỉ lệ giường dịch vụ chứ không “xoá xổ” hoàn toàn.
Bệnh viện Bạch Mai không ‘xoá sổ’ giường dịch vụ

Đây là thông tin được GS Ngô Quý Châu, Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý, BV Bạch Mai thông tin chiều 11/6.

GS Châu khẳng định, không phải BV Bạch Mai sẽ “xóa sổ” giường dịch vụ theo yêu cầu như nhiều người hiểu, bệnh viện chỉ giảm số giường dịch vụ trước mắt xuống dưới 30%.

Theo GS Châu, hiện tại, một số khoa, phòng có tỉ lệ giường dịch vụ rất cao, lên tới trên 50% là không chấp nhận được. Do đó, việc giảm tỉ lệ giường dịch vụ xuống sẽ đảm bảo công bằng cho người bệnh có BHYT, tránh trường hợp BHYT vẫn chi trả nhưng người bệnh phải nằm ghép.

Sau đó, bệnh viện có lộ trình giảm tiếp xuống còn 25%, 20% giường dịch vụ. Song song đó, bệnh viện sẽ xây dựng các gói dịch vụ để chăm sóc bệnh nhân.

Từ 2020, BV Bạch Mai là 1 trong 4 bệnh viện lớn nhất nước được giao thí điểm tự chủ cùng với BV K, Việt Đức và Chợ Rẫy.

Khi vận hành theo mô hình mới, bệnh viện cũng đã giải thể Đơn vị dịch vụ, từng hoạt động hơn 10 năm gồm nhiều chức năng: Vận chuyển bệnh nhân nội viện; Tổ chức phục vụ tang lễ; dịch vụ vệ sinh có thu phí, bán báo… với tổng 110 lao động.

Bệnh viện cũng cam kết sẽ tổ chức kiểm tra liên tục số giường dịch vụ của các khoa, phòng. Đơn vị nào có bệnh nhân nằm ghép phải giải thích rõ, đồng thời có biện pháp nhanh chóng giải tỏa để không còn tình trạng nằm ghép.

Trường hợp có bệnh nhân nằm ghép cũng không được phép thu tiền giường bệnh theo yêu cầu.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.