Bí ẩn về một nền văn minh cổ đại ở Nam Cực

Vào năm 2016, trên internet đã có nhiều cuộc tranh luận liên quan tới hình ảnh Kim tự tháp kì lạ trên Google Earth ghi lại ở Nam Cực.

Những hình ảnh cho thấy những gì dường như là ba Kim tự tháp với bốn mặt tương tự như kim tự tháp Giza nổi tiếng ở Ai Cập.

Câu hỏi khiến nhiều nhà nghiên cứu và những người theo thuyết âm mưu tranh luận đó là những hình ảnh trên có phải là thật? Đây có thể là những Kim tự tháp nhân tạo đích thực được tạo ra bởi một nền văn minh cổ đại hay là của người ngoài hành tinh?.

Sau đó đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của những Kim tự tháp này. Một số gợi ý gây tranh cãi hơn cho rằng Kim tự tháp là tàn dư của một nền văn minh Atlantis huyền thoại trước đó ở Nam Cực.

Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác đã đề xuất một lời giải thích liên quan đến địa chất tự nhiên cho các Kim tự tháp ở Nam Cực. Các nhà khoa học đề xuất rằng các Kim tự tháp có thể là nunatak (đảo băng). Nunatak là những đỉnh núi nhô ra khỏi băng và cao hơn địa hình xung quanh. Hai trong số các Kim tự tháp ở Nam cực có thể được tìm thấy ở khoảng cách 16 km từ bờ biển. Kim tự tháp thứ ba được cho nằm gần bờ biển.

Việc phát hiện ra những Kim tự tháp kì lạ này cho thấy Nam Cực có thể đã có con người sinh sống vào khoảng 6.000 năm trước. Nghiên cứu của nhà nghiên cứu Charles Hapgood ủng hộ sự tồn tại của một nền văn minh cổ đại trên một lục địa hiện đang bị băng bao phủ.

Trước đó, với Bản đồ của các vị vua biển cổ đại, tiến sĩ Charles Hapgood đã công bố bản đồ Piri Reis ở Nam Cực. Bản đồ thế kỷ XVI này đã gây chấn động thế giới thời điểm đó vì nó cho thấy Nam Cực… không có băng. Điều này được suy đoán liên quan đến sự tồn tại của một nền văn minh chưa từng được biết đến.

Piri Reis là một bản đồ thế giới biên soạn vào năm 1513 từ tình báo quân sự của hải quân Ottoman và nhà bản đồ học Piri Reis. Điều bí ẩn ở chỗ tấm bản đồ đã thể hiện một số khu vực vốn chưa được con người khám phá tại thời điểm tấm bản đồ ra đời.

Trước đó bản đồ Piri Reis được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một sĩ quan Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi bản đồ đến Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1953. Sau đó kỹ sư M.I. Walters đã gửi bản đồ đến Arlington H. Mallery để được đánh giá. Mallery xác định rằng bản đồ Piri Reis là hoàn toàn chính xác và có thể đã được sao chép từ một bản đồ được tạo ra cách đây… 6.000 năm.

Vấn đề được quan tâm là bản đồ Piri Reis ở Nam Cực rất chính xác. Sử dụng âm thanh địa chấn và sonar, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bên dưới lớp băng trên bờ biển, dãy núi, cao nguyên, v.v. trên bản đồ Piri Reis phù hợp với vùng đất có tên Nữ hoàng Maud ở Nam Cực.

Olhmeyer, lãnh đạo đoàn thám hiểm Anh-Thụy Điển đến Nam Cực viết gửi Hapgood bức thư cho biết một số thông tin trên bản đồ Piri Reis Nam Cực năm 1513 này đã được xem xét. Trong đó phần dưới của bản đồ miêu tả “Bờ biển Công chúa Martha của Nữ hoàng Maud Land”, Nam Cực và Bán đảo Palmer, là hợp lý.

Chi tiết địa lý hiển thị ở phần dưới của bản đồ rất hợp lý với kết quả của hồ sơ địa chất được thực hiện trên đỉnh băng của Cuộc thám hiểm Nam Cực năm 1949. Điều này cho thấy đường bờ biển đã được lập bản đồ trước đó được bao phủ bởi nắp băng. Chỏm băng ở khu vực này hiện dày khoảng hơn 1,6km. Các nhà thám hiểm cho biết không biết làm thế nào dữ liệu trên bản đồ này có thể được đối chiếu với trạng thái được cho là của kiến thức địa lý vào năm 1513.

Bức thư từ Ohlmeyer đã xác nhận lý thuyết của tiến sĩ Charles Hapgood rằng bản đồ Piri Reis có thể được sao chép từ một bản đồ được tạo ra từ thời cổ đại. Tiến sĩ Charles Hapgood cũng đã viết trong Bản đồ của các vị vua biển cổ xưa chắc chắn rằng mặc dù bản đồ Piri Reis chứa các vĩ độ và kinh độ được vẽ ở các góc vuông trong hình học, nhưng nó phải được dựa trên bản đồ trước đó.

Hapgood khẳng định bản đồ này có nguồn gốc cổ xưa vì người tạo bản đồ Piri Reis đã sử dụng lượng giác hình cầu, được cho là đã được phát minh vào thế kỷ XVIII, mặc dù bản đồ Piri Reis đã có từ năm 1513.

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc phát hiện ra những đặc điểm bí ẩn như Kim tự tháp hay bản đồ Piri Reis này sẽ làm tăng những suy đoán về khả năng cư trú của con người ở Nam Cực dù vẫn chưa được làm rõ những bí ẩn.

Theo Dân Trí
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.