Theo Đông y, năm vị thức ăn bao gồm mặn, ngọt, chua, đắng, cay tương ứng với năm cơ quan nội tạng khác nhau trong cơ thể, tức: vị mặn đi vào thận, vị ngọt đi vào tì (lá lách), vị chua đi vào gan, vị cay đi vào phổi, vị đắng đi vào tim. Năm vị đi vào cơ quan nội tạng nào, sẽ cung cấp dinh dưỡng tương ứng cho cơ quan nội tạng ấy.
Uống nước muối loãng vào sáng sớm có tác dụng thanh lọc đường ruột. |
Ngày nay, y học cũng đã nhận định rằng "sáng sớm uống một cốc nước muối loãng, tối uống một cốc nước mật ong", có tác dụng thanh lọc đường ruột, cung cấp dinh dưỡng cho dạ dày, nhuận phổi, giữ gìn nhan sắc.
Theo lý luận Đông y, vị mặn được đưa về thận, có tác dụng điều dưỡng tinh thần trong suốt cả ngày; còn buổi tối uống nước mật ong có tác dụng điều tiết hai chiều sự tiết dịch vị ở dạ dày, tức vừa có thể tăng cường acid dạ dày tiết ra, trợ giúp tiêu hóa, lại có thể ức chế dịch vị tiết ra, trung hòa acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng “bảo dưỡng” dạ dày.
Buổi tối uống nước mật ong có tác dụng "bảo dưỡng" dạ dày. |
Nên pha mật ong với nước ấm đã được đun sôi. Lưu ý, người bị bệnh tiểu đường cần phải hết sức thận trọng khi uống mật ong; người có thể chất dễ bị dị ứng, đặc biệt là người bị dị ứng phấn hoa, nên tránh dùng mật ong.
Người bị dị ứng phấn hoa, nên tránh dùng mật ong |
Những đồ ăn có vị mặn thích hợp ăn vào buổi sáng là: rong biển, lúa mạch… Còn những đồ ăn có vị ngòn ngọt thích hợp ăn vào bữa ăn tối bao gồm: rau chân vịt, củ cải đường, cà rốt, bí, dưa leo, khoai tây, khoai sọ, củ sen, mật ong, sữa bò, đường (lượng vừa phải),…
Củ cải đường rất thích hợp nấu ăn vào buổi tối: có thể luộc, xào, hầm xương... |
Trong cuộc sống thường ngày, có thể căn cứ vào sở thích trong ăn uống của bản thân để chọn ăn những loại đồ ăn có vị mặn, ngọt phù hợp, tuy nhiên, tốt nhất nên ăn uống cân bằng các món ăn, vì như vậy mới đảm bảo cơ thể được bồi bổ đủ chất dinh dưỡng.