Trẻ nhỏ trên 1 tuổi bắt đầu chập chững bước đi cũng là lúc chúng có xu hướng khám phá thế giới xung quanh và bị tò mò, kích thích bởi những món đồ hay những điều mới lạ. Khi ấy, bé chưa thể nhận thức được điều gì có thể gây nguy hiểm cho mình và các bậc cha mẹ cũng không thể lường trước được hết tất cả những nguy hiểm có thể xảy đến với bé. Vì vậy, hãy ngừng lo lắng con sẽ gặp nguy hiểm mà hãy dạy con tránh xa nguy hiểm, giúp bé tự bảo vệ mình.
Hãy ngừng lo lắng con sẽ gặp nguy hiểm mà hãy dạy con tránh xa nguy hiểm, giúp bé tự bảo vệ mình. Ảnh minh họa. |
Thông thường, mỗi khi các bé hiếu động và vô tư cầm, nắm, thử các đồ vật để khám phá, để tò mò có thể gây nguy hiểm cho bé, người lớn thường hay quát mắng hoặc buộc trẻ ngừng làm điều đó. Tuy nhiên, phản ứng này lại hoàn toàn không có tác dụng mà thậm chí còn gây ảnh hưởng tới nhu cầu học hỏi của bé, sự phát triển tự nhiên của bé hoặc cũng có thể đụng trạm đến sự ngang bướng của bé, khiến bé nhất định tìm cách thử món đồ nguy hiểm đó.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh trong trường hợp này, đó là bạn hãy chọn mua những loại đồ chơi an toàn cho bé như: đồ chơi bằng gỗ của các thương hiệu uy tín để giảm trừ những nguy hiểm cho bé.
Một phương pháp hiệu quả hơn chính là hãy để bé “vấp ngã” mà sợ. Tức là, cho bé thử nghiệm món đồ “độc hại” với bé để bé biết đó là thứ nguy hiểm, đương nhiên là bạn kiểm soát quá trình thử nghiệm của bé. Việc làm này có tác dụng hơn rất nhiều lần chỉ nói với bé là nó nguy hiểm, không được đụng vào…
Ví dụ: Bạn không muốn bé đụng vào nước nóng thì hãy cho bé chạm tay để thấy cốc nước mới đun sôi nóng thế nào?
Với cách làm thực tế, bé có thể tự trải nghiệm, có niềm tin thực tế về những nguy hiểm và kết quả là cúng sẽ ghi nhớ mối nguy hiểm đó lâu hơn và bạn cũng không phải nói nhiều lần, chắc chắn bé sẽ không dám nghịch và tránh xa nguồn nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bạn nên hướng dẫn các bé vui chơi an toàn dù ở nhà hay ở các khu vui chơi công cộng với nhiều loại đồ chơi vận động: cầu trượt, nhà bóng cho bé... Hãy hướng dẫn bé cách nhận biết nguy hiểm, cẩn thận khi bước... để hạn chế rủi ro.
Đừng thực hiện việc cấm các bé không thực hiện các hành vị có khả năng gây nguy hiểm cho bé mà hãy dạy bé nhận biết nguy hiểm bằng chính thực tế mà bé được trải nghiệm.
Kinh nghiệm ứng phó với bỏng
Ở lứa tuổi ham khám phá này, trẻ con có nhiều nguy cơ bị bỏng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng cần trang bị một vài kiến thức cơ bản để xử lý những trường hợp khẩn cấp. Nhiều người truyền miệng nhau sử dụng nước mắm, kem đánh răng... để xoa vào vùng da bị bỏng cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn hãy đưa vùng bị bỏng vào ngâm trong nước sạch (đến khi giảm đau rát), rồi đưa đến trạm y tế gần nhất để xử trí. Mặt khác, khi trẻ bị bỏng, cha mẹ không nên cởi đồ con ra, vì vải có thể làm tuột da vùng bỏng, càng khó điều trị hơn.
Xem thêm:
- Những kỹ năng sống còn khi trẻ ở nhà một mình
- Kinh nghiệm dạy con tự vệ trước 6 tình huống nguy hiểm cha mẹ nào cũng cần biết