Bí thư Thăng: Chưa có chủ trương sáp nhập quận 4

(Ngày Nay) - Theo Ủy viên Bô%3ḅ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. HCM Đinh La Thăng, sát nhâ%3ḅp quâ%3ḅn 4 vào mô%3ḅt quâ%3ḅn liền kề chỉ là ý kiến cá nhân của mô%3ḅt phó giám đốc Sở Nô%3ḅi vụ; TP.HCM chưa có chủ trương sáp nhâ%3ḅp, chia tách các đơn vị hành chính.
Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng tại buổi gặp mặt các lãnh đạo.
Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng tại buổi gặp mặt các lãnh đạo.

Sáng 3/1, lãnh đạo TP.HCM đã gặp mặt các cán bộ cao cấp nghỉ hưu đang cư trú trên địa bàn thành phố để báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Đại hội X Đảng bộ TP.HCM. 

Tham dự buổi gặp mặt có Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm và nguyên lãnh đạo các bộ ngành và TP.HCM qua các thời kỳ. 

Báo cáo tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết kinh tế thành phố trong năm 2016 tăng trưởng khá với chỉ số tổng thu nhập GNDP tăng trên 8%, cao nhất trong 3 năm gần đây (nếu tính theo chỉ số GDP thì đạt trên 10%). Thu ngân sách đạt 306.000 tỷ đồng, vượt 8.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu Trung ương giao (298.000 tỷ đồng).

Tuy nhiên, ông Phong thừa nhận nền kinh tế còn gặp nhiều thách thức. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn và lao động, ứng dụng khoa học công nghệ chưa cao.

Năm 2016, dù nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tổ chức nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhưng TP.HCM vẫn xếp thứ 5 cả nước về thu hút đầu tư, xuất phát từ thủ tục hành chính còn quá chậm. Có dự án đầu tư hơn 4 tỷ USD, TP.HCM phải liên hệ từng bộ ngành để giải quyết thủ tục.

“Tình trạng ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm chưa được khắc phục, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp. Dân số tăng nhanh. Số dân thực tế đã đạt trên 13 triệu người. Xe máy tăng gần 7 triệu chiếc, ôtô 680.000 chiếc, chưa kể lượng phương tiện rất lớn từ các địa pương khác vào thành phố, trong khi đường xá không mở thêm.

Ngập úng do triều cường, mưa nhiều, lũ đầu nguồn, sụt lún, công tác quản lý nhà nước và ý thức của một bộ phận người dân chưa tốt. Chương trình giảm ùn tắc, ngập nước, chỉnh trang đô thị… cần nguồn vốn vô cùng lớn, ngân sách không kham nổi”, ông Phong cho biết.

Tại buổi gặp mặt, nhiều vấn đề nóng được các đại biểu quan tâm như chống tham nhũng lãng phí, tình trạng ngập úng, kẹt xe, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Một số cán bộ cấp cao nghỉ hưu băn khoăn trước thông tin TP.HCM sẽ sáp nhập quận 4. 

Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh lưu ý lãnh đạo thành phố cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất bởi tình trạng nén cao ốc vào khu vực trung tâm, nhiều cao ốc thiếu bãi đỗ xe khiến tình trạng ùn tắc càng trầm trọng hơn.   

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu, Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng cho biết trong năm 2017 TP.HCM sẽ rà soát lại quy hoạch trên mặt đất, hoàn thành quy hoạch không gian ngầm và quy hoạch lại vùng trời.

“Trong quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu hạn chế phát triển nhà cao tầng trong khu vực trung tâm nhưng vừa qua thực hiện chưa tốt, cấp phép xây cao ốc với lý do tạo điểm nhấn. Với xu hướng tăng dân số như hiện nay, các giải pháp chắp vá không thể giải quyết được nạn ngập nước, ùn tắc. Mỗi năm, TP.HCM tăng khoảng 182.000 học sinh thì không trường lớp nào chịu nổi”, Bí thư Thăng cho biết.

Tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng đã giao chủ tịch UBND TP.HCM rà soát lại quy hoạch sử dụng đất sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong quý I/2017 phải báo cáo Ban thường vụ Thành uỷ về quy hoạch sử dụng sân bay sao cho hài hoà giữa phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. 

“Về nén nhà cao tầng vào khu trung tâm, chúng tôi xin tiếp thu ý kiến anh Bảy Thanh (tức ông Võ Viết Thanh. Thành phố sẽ kiểm tra quy hoạch, diện tích sử dụng các căn hộ, nhà để xe…

Tôi khẳng định lãnh đạo TP.HCM chưa có chủ trương sáp nhập hay chia tách quận. Hôm rồi họp ở quận Bình Tân, khi bàn về kiến nghị của địa phương muốn tách xã Bình Hưng Hoà, một phó giám đốc sở nội vụ có ý kiến sáp nhập quận 4. Đó chỉ là ý kiến cá nhân”, ông Thăng nêu rõ.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.