Biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh, nhiều địa phương triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 5/1/2022 đến 16 giờ ngày 6/1/2022, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.472 ca mắc mới, trong đó 55 ca nhập cảnh và 16.417 ca ghi nhận trong nước (giảm 580 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.555 ca trong cộng đồng).
Biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh, nhiều địa phương triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường

Hà Nội vẫn là địa phương đứng đầu cả nước về số ca mắc trong ngày với 2.716 ca, tiếp đó là thành phố Hải Phòng (923 ca), Tây Ninh (853 ca), Khánh Hòa (800 ca), Bình Phước (798 ca), Cà Mau (702 ca), Bình Định (575 ca), Trà Vinh (553 ca), Vĩnh Long (519 ca), Bến Tre (492 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (442 ca)...

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (14 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (6 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng (mỗi địa phương 1 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 28.369 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.464.415 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.626 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.766 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 917 ca; Thở máy không xâm lấn: 203 ca; Thở máy xâm lấn: 721 ca; ECMO: 19 ca.

Ngày 6/1, cả nước ghi nhận 170 ca tử vong; Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.644 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca mắc.

Trong ngày 5/1 có 1.692.955 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 156.902.083 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.110.585 liều, tiêm mũi 2 là 70.279.466 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 8.512.032 liều.

Ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm biến thể Omicron

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, báo cáo từ hệ thống giám sát ca bệnh ngày 6/1, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, nâng tổng số ca Omiron được phát hiện tại Thành phố hiện nay là 11 ca.

Cả 5 trường hợp mới ghi nhận đều là người nhập cảnh trong tháng 12/2021. Các trường hợp này đều đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, các trường hợp này được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 12. Mẫu xét nghiệm được làm giải trình tự gen và có kết quả là nhiễm biến chủng Omicron.

Thành phố đã tiến hành các biện pháp điều tra, truy vết các trường hợp liên quan 5 ca trên gồm tổ bay và hành khách đi cùng chuyến bay, nhân viên phục vụ tại khu cách ly. Những trường hợp liên quan đều đang cách ly tập trung. Cả 223 trường hợp liên quan hiện có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Trước đó, Thành phố đã ghi nhận 6 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, đều là các ca nhập cảnh.

Biến chủng Omicron có thể xâm nhập và lây lan nhanh

Bộ Y tế vừa có công điện gửi Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trước biến chủng Omicron.

Bộ Y tế cho biết, để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong bối cảnh biến chủng Omicron có thể xâm nhập và lây lan nhanh; Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định; tăng cường giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để lây lan ra cộng đồng.

Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biển chủng Omicron đến để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khăng định.

Bộ Y tế yêu cầu khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19, đặc biệt là biến chủng Omicron, thực hiện mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho các địa phương liên quan để phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1; trả kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

Nhiều địa phương triển khai tiêm mũi tăng cường cho người dân

Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, nhằm tăng cường miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn hiệu quả dịch COVID-19, ngành Y tế tỉnh đang triển khai tiêm 300.000 liều vaccine phòng COVID-19 tăng cường cho người dân.

Theo đó, thứ tự ưu tiên là lực lượng tuyến đầu chống dịch, những người trên 50 tuổi, những người mắc bệnh lý nền. Sau đó sẽ lần lượt đến các đối tượng 18 tuổi trở lên và các đối tượng khác. Đến nay tỉnh Đắk Lắk đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cho 85,4% nhóm đối tượng 18 tuổi trở lên (1.263.947 người); trẻ em từ 15-17 tuổi (82.266) là 96,7% mũi 1 và trên 4,1% mũi 2; trẻ em từ 12-14 tuổi (128,048) là trên 86,8% mũi 1. Việc tiêm chủng mũi vaccine nhắc lại được triển khai từ ngày 5/1/2021 và dự kiến đến hết quý I/2022 sẽ hoàn thành tiêm mũi tăng cường cho người dân đã tiêm đủ 2 mũi trước đó.

Để đảm bảo phủ vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập các đội tiêm lưu động để đến từng nhà tiêm vaccine cho người dân, nhất là nhóm đối tượng người cao tuổi bị hạn chế di chuyển.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 6/1, tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch tổ chức tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 trên quy mô toàn tỉnh năm 2022.

Theo đó, tỉnh có 419.715 người thuộc đối tượng được tiêm bổ sung vaccine phòng COVID-19 đợt này, bao gồm: Người có nguy cơ cao (có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…); người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V; các lực lượng tuyến đầu chống dịch: Y tế, công an, quân đội, dân quân tự vệ, Tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp. Loại vaccine tiêm phải cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine theo công nghệ mRNA. Khoảng cách tiêm được quy định là tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

Cũng trong đợt này, tỉnh thực hiện tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho 982.292 người, bao gồm người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.