Biến thể SARS-CoV-2: Có đề kháng với các vắc-xin hiện nay không?

0:00 / 0:00
0:00
Trong lúc các loại vắc-xin đầy hứa hẹn đang dần được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, mang lại hy vọng giải quyết cuộc khủng hoảng chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra trong suốt năm qua, thì sự xuất hiện của những biến thể mới của SARS-CoV-2 ở nước Anh đã lây lan ra một số nước (Nam Phi, Sinhgapore, Israel, Hàn Quốc và Việt Nam...)
Biến thể mới của SARS-CoV-2.
Biến thể mới của SARS-CoV-2.

Biến thể của SAR-COV-2 với tốc độ lây lan nhanh hơn đã khiến cuộc chiến chung của nhân loại đứng trước thử thách lớn. Vậy, các vắc-xin ngừa COVID-19 hiện nay có chống được biến thể của SAR-COV-2 không?

Xuất hiện biến thể của SARS-CoV-2

Mới đây, giới chức Anh cho biết một chủng mới của SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19, có tên gọi là VUI-202012/01 (VUI là viết tắt của “Variant Under Investigation”, tạm dịch là “Biến thể đang được điều tra”), đã được xác định tại nước này, được cho là liên quan tới sự gia tăng nhanh chóng của các trường hợp nhiễm bệnh tại khu vực Đông Nam vùng nước Anh.

Theo người đứng đầu Cơ quan Y tế Anh, VUI-202012/01 là nguyên nhân của 60% các trường hợp lây nhiễm ở London và số ca bệnh này đã tăng gần gấp đôi trong tuần vừa rồi. Thủ tướng Anh, Boris Johnson tiết lộ trong một cuộc họp báo rằng, biến thể mới có thể lây lan nhanh hơn tới 70%.

Biến thể của SARS-CoV-2 là do thay đổi trình tự gene của chúng. Cụm từ “chủng biến thể” (variant) được sử dụng để chỉ các chủng virus có một số thay đổi về “trình tự gene” của chúng so với chủng gốc SARS-CoV-2 được phát hiện hồi năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Sự biến đổi về “trình tự gene” của virus sau 1 khoảng thời gian là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên vì trong quá trình lây nhiễm, sinh sản, chúng sao chép bộ gene của chúng và tạo ra những lỗi (giống như lỗi của người đánh máy tính).

Tính cho đến nay, số lượng chủng biến thể của SARS-CoV-2 trên thế giới được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự bộ gene từ người bệnh một cách ngẫu nhiên đã đạt con số vài nghìn, tuy nhiên con số thực tế của chủng biến thể có thể nhiều hơn.

Vì vậy, các biến thể của virus không phải là điều bất thường hay hiếm gặp, bởi vì, các nhà khoa học cũng đã từng tìm thấy hàng loạt biến thể khác nhau giữa các mẫu virus gây dịch Covid-19. Đặc biệt, phần lớn những biến thể này không ảnh hưởng đến tốc độ lây lan của virus hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh do chúng gây ra.

Biến chủng HUI-202012/01 có đề kháng với các loại vắc-xin hiện nay không?

Hầu hết có nhận định ban đầu cho rằng, biến thể mới không ảnh hưởng (không đề kháng) với các vắc-xin, bởi vì, các nhà nghiên cứu đã hiểu rõ cơ chế biến đổi của SARS-CoV-2 và đã tính đến yếu tố này trong hoạt động bào chế vắc-xin. Kết luận này được các nhà khoa học Richard Neher thuộc Đại học Basel ở Thụy Sĩ và Andreas Bergthaler từ Viện Hàn lâm khoa học Áo giải thích rằng, vắc-xin tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nhiều đặc điểm của virus cùng một lúc.

Do đó, ngay cả khi một trong những đặc điểm đó thay đổi, hệ thống miễn dịch của con người vẫn có thể nhận ra mầm bệnh và bảo vệ người được nhận vắc-xin (người được tiêm chủng vắc-xin), có nghĩa là biến chủng HUI 202012/01 không làm ảnh hưởng đến tác động của vắc-xin chống lại SARS-CoV-2.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra SARS-CoV-2 có thể tiến hóa để tránh bị các kháng thể phát hiện, nhưng may mắn là cho tới lúc này toàn bộ hệ miễn dịch của con người vẫn là lá chắn mạnh mẽ hơn và có thể khắc chế được SARS-CoV-2. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo “không nên quá lo lắng về việc sẽ có một biến thể thảm họa tới mức đột ngột khiến mọi khả năng miễn dịch và kháng thể với virus trở nên vô dụng”.

Do đó, có thể nói là bất kể virus có thể có nhiều biến thể khác nhau, nhưng nó vẫn rất khó thoát khỏi lớp lá chắn phòng vệ của cơ thể con người. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế tỉ lệ miễn dịch cộng đồng gia tăng và việc tiêm phòng vắc-xin COVID-19 được triển khai đến nhiều người hơn, giới khoa học tin rằng SARS-CoV-2 cũng sẽ có thêm những biến thể để lẩn trốn hoặc kháng lại phản ứng miễn dịch.

Tích cực phòng ngừa

Trong lúc chờ đợi vắc-xin được áp dụng rộng rãi cho toàn dân, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã thể hiện sự thận trọng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm SAR-COV-2 một cách nghiêm ngặt. Ví dụ, tại Anh, tái áp đặt lệnh phong tỏa tại vùng England và hủy kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế vào dịp Giáng sinh, đón năm mới.

Hoặc hàng loạt quốc gia châu Âu như Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Italy, Thụy Điển... đã ban hành các quy định hạn chế đi lại với nước Anh. Với Việt Nam, việc kiểm soát, cách ly một cách triệt để và điệu trị tích cực cho người nhập cảnh nhiễm SARS-CoV-2 đang được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để.

Theo SK&ĐS
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.