Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận bản thảo Bộ lịch sử Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ tiếp nhận bản thảo Bộ lịch sử Việt Nam gồm 25 tập thông sử, 5 tập Biên niên sử.
Gs.Ts Nguyễn Văn Khánh - đại diện nhóm nghiên cứu trao Bản thảo cho Giám đốc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Đỗ Tiến Dũng.
Gs.Ts Nguyễn Văn Khánh - đại diện nhóm nghiên cứu trao Bản thảo cho Giám đốc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Đỗ Tiến Dũng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức thực hiện Đề án “Nghiên cứu, biên soạn Bộ lịch sử Việt Nam”. Sau 5 năm triển khai, ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ tiếp nhận bản thảo Bộ lịch sử Việt Nam gồm 25 tập thông sử, 5 tập Biên niên sử. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại Lễ tiếp nhận.

Đề án "Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam" (còn gọi là Quốc sử) được thực hiện từ năm 2015, gồm 25 tập thông sử (trong đó, 13 tập Lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ - trung đại, 12 tập thời kỳ cận - hiện đại) và 5 tập Biên niên sự kiện lịch sử (trong đó 3 tập thời kỳ cổ - trung đại, 2 tập thời kỳ cận - hiện đại). 

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: Kinh phí thực hiện Đề án được cấp bởi Quỹ Náoted và đây cũng là một trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ đầu tiên thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. Đề án được thực hiện bởi gần 300 nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trên cả nước, tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. 

Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên một Đề án đặc biệt lớn về quy mô, phạm vi nghiên cứu, nhận được sự quan tâm của giới học giả trong, ngoài nước và cả người dân. Trong các chương trình về khoa học xã hội và nhân văn, đây là Đề án đầu tiên thực hiện việc xây dựng Thể lệ biên soạn để bảo đảm sự thống nhất của công trình. Thể lệ xác định rõ yêu cầu chung của công trình, mối quan hệ giữa các tập và quy định cụ thể về bố cục nội dung, các quy định trong cách trình bày của mỗi tập và Ban Biên soạn của các đề tài cùng triển khai trên một quỹ đạo thống nhất.

Tại lễ tiếp nhận, đại diện các nhóm nghiên cứu đã báo cáo về quá trình thực hiện cũng như nội dung của từng nhiệm vụ trong Đề án, sau lễ tiếp nhận bản thảo, sẽ tổ chức thẩm định chuyên gia, đánh giá nghiệm thu các đề tài thuộc đề án. Các đề tài tiếp tục điều chỉnh bản thảo theo ý kiến chuyên gia và kết luận của Hội đồng khoa học, đối chiếu giữa các tập Chính sử, Biên niên, để bảo đảm chất lượng biên soạn, tính thống nhất của bộ Quốc sử trước khi đưa vào biên tập xuất bản. 

Phát biểu tại Lễ tiếp nhận bản thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Trong hàng nghìn đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước, chưa có đề tài nào sau bước nghiệm thu cấp cơ sở lại có lễ bàn giao dù đây không phải là đề tài có quy mô lớn nhất hay kinh phí lớn nhất... Điều này cho thấy ý nghĩa của đề tài không chỉ về mặt khoa học khi thu hút được sự tham gia của đông đảo nhà khoa học. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Đây là đề tài khoa học quốc gia rất quan trọng, việc nghiên cứu để ra sản phẩm là một bộ Quốc sử, Bách khoa thư... mới hoàn thành nhiệm vụ cấp cơ sở và sẽ còn nhiều bước tiếp theo để đi đến bước cuối cùng là xuất bản Bộ Quốc sử - Chính quốc - Bách khoa thư. 

Kết quả đề án được bàn giao hôm nay là sự đóng góp miệt mài, không mệt mỏi của các nhà khoa học lịch sử, trong đó có cố Giáo sư Phan Huy Lê đã tạo nên sản phẩm là kết tinh của "hồn thiêng sông núi" sống mãi với thời gian.

Theo TTXVN
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế
(Ngày Nay) - Năm 2024, kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất nước; đặc biệt siêu bão số 3 và cơn bão số 4 gây thiệt hại nặng nề trên diện rộng cho hệ thống hạ tầng năng lượng, công nghiệp, thương mại và sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa phương.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN.
Tiếp tục đổi mới công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng
(Ngày Nay) - Ngày 27/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), kết hợp trực tuyến tại 22 điểm cầu trong toàn quân.
Linh cữu Đại tướng Nguyễn Quyết được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN.
Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
(Ngày Nay) - Sáng 27/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng, Lễ truy điệu Đại tướng Nguyễn Quyết theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Ông Peter Vesterbacka đã có những chia sẻ về hành trình của Angry Birds và câu chuyện khởi nghiệp.
Tỷ phú Peter Vesterbacka và bài học khởi nghiệp truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam
(Ngày Nay) - Ai có thể quên được chú chim đỏ "cáu kỉnh" Angry Birds – một hiện tượng toàn cầu, từng "làm mưa làm gió" khắp các bảng xếp hạng game di động? Đằng sau thành công rực rỡ ấy là câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của tỷ phú Phần Lan Peter Vesterbacka – nhà sáng lập Angry Birds và đồng sáng lập Slush.
Chiến thắng 2-0 ngay trên sân đối phương "mở toang" cánh cửa vào chung kết AFF Cup với Đội tuyển Việt Nam. Ảnh: VFF.
AFF Cup 2024: Việt Nam giành lợi thế trước Singapore
(Ngày Nay) - Hai pha lập công liên tiếp ở những phút bù giờ của bộ đôi tiền đạo Tiến Linh và Xuân Son đã giúp Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước Singapore ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024.