Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘Đang cho giải trình tự gene ca bệnh chuyên gia Nhật để xác định chủng virus’

0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân chuyên gia người Nhật ở mức độ khá cao. Bộ đang cho giải trình tự gene, khi đó mới xác định được chủng virus của bệnh nhân này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp.

Chiều 15/1, báo cáo tại cuộc họp thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các địa phương, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin cụ thể diễn biến dịch COVID-19 trên cả nước, đồng thời đề xuất Chính phủ và các địa phương các biện pháp ứng phó dịch sắp tới.

Giám sát chặt chẽ những trường hợp nhập cảnh từ 15/1 đến nay

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ ngày 25/01/2021 đến nay đã ghi nhận 642 trường hợp mắc trong nước tại tại 13 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (465), Quảng Ninh (59), TP.Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (32), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hưng Yên (3), Hòa Bình (2), Bắc Giang (2), Hải Phòng (1), Hà Giang (1). Tổng số tích lũy trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 2.234, trong đó có 1.302 ca trong nước.

Từ 18h00 ngày 14/02 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 06 trường hợp mắc mới, trong đó 4 trường hợp tại Hải Dương đã được cách ly tập trung từ trước và 2 trường hợp tại Hà Nội, cụ thể 1 trường hợp nhập cảnh là chuyên gia Nhật Bản đã đột tử tại khách sạn Summer Set West Point (Hà Nội) vào ngày 13/2, trước đó chuyên gia này nhập cảnh đã qua cách ly tập trung14 ngày và có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV2 (lần 1 ngày 17/1/2021, lần 2 ngày 31/1/2021), sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 14/02.

Một trường hợp còn lại (nữ, 24 tuổi, cư trú tại số 14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình), làm việc tại công ty TNHH Mitsui Việt Nam, được xác định là có tiếp xúc gần với BN2229 chuyên gia quốc tịch Nhật Bản nêu trên (họp cùng phòng ngày 2/2), được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp, Hoàng Mai ngày 14/2, kết quả dương tính ngày 15/2.

Liên quan đến bệnh nhân chuyên gia quốc tịch Nhật Bản, Hà Nội đã phong tỏa tại khách sạn Somesert Westpoint tiến hành điều tra, phun khử khuẩn khu vực lấy mẫu và khu vực môi trường xung quanh. Qua điều tra sơ bộ, đã lấy 500 mẫu, trong đó có 18 trường hợp F1 (đã lấy mẫu bố, mẹ bệnh nhân nữ nói trên có kết quả âm tính).

Về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 người Nhật Bản đã đột tử tại khách sạn ở Tây Hồ, Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trường hợp này đã hoàn tất thời gian cách ly tại TP.HCM từ ngày 17-31/1/2021, đủ 14 ngày và đã qua 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp này cách ly cùng 34 người khác và qua trích xuất camera, trong thời gian cách ly bệnh nhân thực hiện nghiêm quy định, không có tiếp xúc với bên ngoài.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân này ở mức độ khá cao nên đưa ra hai giả thiết.

Giả thiết thứ nhất là mới lây nhiễm và có thể lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội và không phải là F0. Bên cạnh trường hợp này, Hà Nội cũng phát hiện thêm hai trường hợp nữa cùng công ty với ca người Nhật Bản cũng cho kết quả xét nghiệm có nồng độ virus cao. Do đó nhiều khả năng mới bị lây nhiễm từ 5-7 ngày trước đó. Bộ đang cho giải trình tự gene và sẽ cho kết quả sau 48 giờ, khi đó mới xác định được chủng virus của bệnh nhân này.

Giả thiết thứ hai là ca bệnh này lây nhiễm từ khu cách ly (khi nhập cảnh vào Việt Nam). Dù có khả năng nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, giả thiết này có mức độ xảy ra thấp, vì 34 người khác cùng đi với bệnh nhân người Nhật và cùng cách ly tại khách sạn đó đều có kết quả âm tính.

Với ca bệnh này, Bộ Y tế cho rằng, Thành phố Hà Nội cần coi đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng, phải triển khai biện pháp khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết những điểm bệnh nhân đến và làm việc. Từ trường hợp này cho thấy các địa phương cần tiếp tục đề cao cảnh giác và tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19, tiếp tục theo dõi giám sát chặt chẽ những trường hợp, nhất là người nước ngoài nhập cảnh từ 15/1 đến nay

Tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp có khả năng còn kéo dài

Đánh giá tình hình dịch bệnh chung, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trong vòng 16 ngày vừa qua, 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương), đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày, thời gian đầu ghi nhận trung bình 15 ca/ngày, riêng 4 ngày nghỉ Tết gần đây chỉ còn ghi nhận 1-2 ca trong ngày.

06 tỉnh, thành phố nhiều ngày qua không nghi nhận ca mắc mới, gồm: Hải Phòng (18 ngày), Hòa Bình (15 ngày), Điện Biên (11 ngày), Hà Giang (11 ngày), Bình Dương (10 ngày) và Hưng Yên (07 ngày). Trong 6 ngày nghỉ Tết (từ ngày 10/02/2021 đến nay), đã ghi nhận tổng cộng 158 trường hợp mắc trong nước tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương (138 ca, chiếm 86.8%), Quảng Ninh (6 ca, chiếm 3.8%), Gia Lai (5 ca, chiếm 3.1%), Hà Nội (5 ca, chiếm 3.1%) và Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang chỉ ghi nhận 1 ca.

Ngoài ra, Bắc Giang đã 05 ngày chưa có ca mắc mới, Quảng Ninh và Gia Lai cũng đã 04 ngày chưa có ca mắc mới. Nhìn chung tình hình dịch tại các tỉnh, thành phố đã cơ bản được kiểm soát.

Ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được khống chế với các giải pháp phòng chống dịch quyết liệt; tính từ thời điểm ghi nhận 29 ca mắc (ngày 08/02), cao nhất trong ngày tại TP. HCM, 7 ngày vừa qua thành phố chỉ ghi nhận rải rác từ 1-2 ca/ngày, riêng 2 ngày gần đây không có ca mắc.

Trong số các tỉnh, thành phố, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp có khả năng còn kéo dài với 10/12 huyện đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh, đặc biệt tại huyện Cẩm Giàng với các cụm khu công nghiệp số lượng công nhân lớn (60.000 người), giao lưu đi lại thuận tiện với các địa phương và rất nhiều người đã di chuyển về các địa phương, khu vực trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Công ty Kuroda Kagaku tại Cẩm Giàng đã có 12 ca mắc và hiện hơn 400 công nhân của công ty đã cách ly tập trung.

Bộ Y tế khuyến cáo, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM khi đã có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.

Khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xét nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.

Theo SK&ĐS
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.