Bộ truyện tranh được vẽ bởi công nghệ AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tác giả của một bộ truyện tranh khoa học viễn tưởng sắp lên kệ ở Nhật Bản thừa nhận tài năng vẽ của mình "hoàn toàn là con số không", vì vậy đã chuyển sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hiện thực hóa ý tưởng trong đầu.
Bộ truyện tranh được vẽ bởi công nghệ AI

Tất cả các cỗ máy và sinh vật của tương lai trong bộ truyện tranh "Cyberpunk: Peach John" đều được Midjourney, một công cụ AI, cùng với các công cụ khác như Stable Diffusion và DALL-E 2, tạo ra.

Là bộ truyện tranh hoàn toàn bằng AI đầu tiên của Nhật Bản, tác phẩm đã đặt ra câu hỏi về mối đe dọa mà công nghệ có thể gây ra đối với ngành công nghiệp truyện tranh trị giá hàng tỷ đô la của Nhật Bản.

Tác giả bộ truyện, người có bút danh Rootport, chỉ mất 6 tuần để hoàn thành bộ truyện tranh hơn 100 trang, điều mà một họa sĩ lành nghề sẽ phải mất một năm để hoàn thành.

"Đó là một quá trình thú vị, nó khiến tôi nhớ đến việc chơi xổ số", người đàn ông 37 tuổi cho biết.

Rootport, từng làm công việc sáng tác cốt truyện cho các bộ truyện tranh, đã nhập các tổ hợp từ gợi ý như "tóc hồng", "cậu bé châu Á" và "áo khoác sân vận động" để AI phác họa hình ảnh về nhân vật chính của câu chuyện trong khoảng 1 phút.

Sau đó, tác giả đã sắp xếp những khung hình đẹp nhất ở định dạng truyện tranh để sản xuất bộ truyện, được lên lịch phát hành vào ngày 9/3 bởi Shinchosha, một nhà xuất bản lớn tại Nhật Bản.

Không giống như các bộ truyện đen trắng truyền thống, "đứa con tinh thần" của Rootport có đầy đủ màu sắc, mặc dù khuôn mặt của cùng một nhân vật đôi khi xuất hiện ở những hình dáng khác nhau rõ rệt.

Tuy nhiên, khả năng sáng tạo hình ảnh AI đã "mở đường cho những người không có tài năng nghệ thuật xâm nhập" vào ngành công nghiệp truyện tranh, miễn là họ có những câu chuyện hay để kể, Rootport cho biết.

Người này cho biết anh cảm thấy mãn nguyện khi các công cụ hướng dẫn bằng văn bản, mà anh mô tả là "câu thần chú" ma thuật, tạo ra một hình ảnh giống với những gì mình có trong đầu.

"Nhưng đó có phải là sự hài lòng giống như khi bạn vẽ một thứ gì đó bằng tay từ đầu không? Có lẽ là không", Rootport thành thật chia sẻ.

Midjourney được phát triển tại Mỹ và đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới sau khi ra mắt vào năm ngoái.

Giống như các trình tạo văn bản thành hình ảnh sử dụng công nghệ AI khác, những phát minh kỳ ảo, lố bịch và đôi khi rùng rợn của nó có thể cực kỳ phức tạp, kích thích trí tưởng tượng của các nghệ sĩ.

Một số nhà lập pháp Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại về quyền của các nghệ sĩ trước sự xuất hiện của AI, mặc dù các chuyên gia cho rằng vi phạm bản quyền khó có thể xảy ra nếu tác phẩm nghệ thuật AI được tạo ra bằng cách sử dụng lời nhắc văn bản đơn giản, với rất ít sự sáng tạo của con người.

Một ý kiến khác đã cảnh báo rằng công nghệ AI có thể cướp đi công việc của các họa sĩ truyện tranh cấp thấp, vốn đảm nhận nhiệm vụ vẽ hình nền cho mỗi khung cảnh trong truyện.

Khi Netflix phát hành một đoạn phim hoạt hình ngắn của Nhật Bản vào tháng 1 sử dụng hình nền do AI tạo ra, nền tảng này đã bị chỉ trích trực tuyến vì không thuê người làm hoạt hình.

Giáo sư Kurihara Satoshi của Đại học Keio chỉ ra rằng: “Có khả năng công việc phụ tá của các họa sĩ truyện tranh sẽ bị thay thế bằng AI".

Tuy nhiên, một số họa sĩ truyện tranh lại hoan nghênh những khả năng mới do công nghệ mang lại.

"Tôi thực sự không coi AI là mối đe dọa. Thay vào đó, tôi nghĩ nó có thể là một người bạn đồng hành tuyệt vời", Kobayashi Madoka, người có hơn 30 năm sự nghiệp cầm bút, cho biết.

Nữ tác giả này cho biết trí tuệ nhân tạo có thể "giúp tôi hình dung những gì mình có trong đầu và gợi ý những ý tưởng sơ bộ, sau đó tôi thử thách bản thân để cải thiện".

Kobayashi lập luận rằng truyện tranh không chỉ được xây dựng dựa trên tính thẩm mỹ mà còn dựa trên những cốt truyện được sắp đặt khéo léo.

"Trong lĩnh vực này, tôi tin rằng con người vẫn chiếm ưu thế. Mặc dù vậy, tôi không muốn sao chép trực tiếp từ các hình ảnh do máy tính tạo ra, bởi tôi không biết chúng dựa trên tác phẩm nghệ thuật của ai", Kobayashi nói.

Tại Học viện Thiết kế Tokyo, Kobayashi sử dụng các bức tượng nhỏ để giúp cải thiện các bức vẽ bằng bút chì của học sinh, bao gồm các chi tiết từ cơ bắp đến nếp nhăn trên quần áo và lọn tóc.

"Nghệ thuật AI rất tuyệt... nhưng tôi thấy những bức vẽ của con người hấp dẫn hơn, chính xác là vì chúng lộn xộn", Uchida Ginjiro - sinh viên 18 tuổi, cho biết.

Trong khi đó, tác giả Rootport nghi ngờ truyện tranh hoàn toàn do AI vẽ sẽ trở thành trào lưu, bởi các họa sĩ thực thụ giỏi biết cách khiến các tác phẩm của mình có giá trị.

"Tôi cũng không nghĩ nền công nghiệp truyện tranh hoàn toàn không có sự trợ giúp của AI sẽ thống trị mãi mãi", Rootport nói.

Theo AFP
Bình luận
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.