Cá mập hổ dẫn con người đến vùng cỏ biển lớn nhất Trái đất

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các nhà khoa học đã “hợp tác” với cá mập hổ để theo dấu di chuyển của chúng, bất ngờ phát hiện ra vùng cỏ biển lớn nhất Trái đất.
Cá mập hổ dẫn con người đến vùng cỏ biển lớn nhất Trái đất

Một cuộc khảo sát quy mô lớn của nhà sinh vật học biển Oliver Shipley và các đồng nghiệp về bờ biển Bahamas - một cụm cao nguyên dưới nước bao quanh quần đảo Bahama – thu được kết quả tìm ra 92.000 km vuông cỏ biển. Diện tích đó tương đương với một nửa diện tích của vùng đất Florida.

Shipley – cán bộ thuộc tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương có trụ sở tại Herndon cho biết phát hiện này giúp mở rộng diện tích toàn cầu ước tính được bao phủ bởi cỏ biển lên 41% - một lợi ích tiềm năng cho khí hậu Trái đất.

Cỏ biển có thể cô lập carbon trong nhiều thiên niên kỷ với tốc độ nhanh hơn 35 lần so với rừng mưa nhiệt đới. Nhóm nghiên cứu ước tính thảo nguyên biển mới được lập bản đồ có thể lưu trữ 630 triệu tấn carbon, tương đương khoảng 1/4 lượng carbon bị giữ lại bởi cỏ biển trên toàn thế giới.

Shipley khẳng định, việc lập bản đồ nhiều cỏ biển như vậy là một nhiệm vụ khổng lồ. Được hướng dẫn bởi các quan sát vệ tinh trước đó, ông và các đồng nghiệp đã lặn xuống vùng nước 2.542 lần để khảo sát cận cảnh các đồng cỏ. Nhóm nghiên cũng đã “tuyển dụng” 8 con cá mập hổ để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu. Tương tự như những con sư tử rình rập ngựa vằn qua những đám cỏ cao trên thảo nguyên châu Phi, những con cá mập hổ tuần tra trên những cánh đồng cỏ biển gợn sóng để ăn cỏ.

“Chúng tôi sẽ không thể lập bản đồ một cách đầy đủ nếu không có sự trợ giúp của cá mập hổ”, Shipley cho biết.

Để tiến hành nghiên cứu một cách bài bản và có kết quả tốt nhất, nhóm nghiên cứu đã bí mật tóm lấy những con cá mập, gắn camera và thiết bị theo dõi lên lưng chúng trước khi thả ra. Những con cá mập thường trở lại mặt nước trong vòng chưa đầy 10 phút - Shipley nói - nhóm cá mập hoạt động giống như “một phi hành đoàn hầm hố của NASCAR”.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã đề xuất theo dõi rùa biển và lợn biển ăn cỏ biển để xác định vị trí đồng cỏ. Marjolijn Christianen, nhà sinh thái học biển tại Hà Lan cho biết cá mập hổ là một lựa chọn thông minh vì chúng đi lang thang xa hơn và sâu hơn.

Shipley và các đồng nghiệp cũng đã lên phương án hợp tác với nhiều loài động vật khác để khám phá thêm nhiều đồng cỏ dưới biển, cũng như khám phá những bí mật nằm sâu dưới đại dương, bí mật của lòng đất... mà con người khó có thể tìm ra được nếu không có sự trợ giúp của động vật hoang dã.

Bình luận
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.
Điều trị ca mắc sốt rét tại cơ sở y tế.
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
(Ngày Nay) - Hiện các ca sốt rét ngoại lai đang chiếm tỷ lệ khá cao trong số ca mắc, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét.
Ảnh minh họa
Báo cáo quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch
(Ngày Nay) - Lần đầu tiên, Việt Nam công bố Báo cáo quốc gia toàn diện về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021–2024, thể hiện bước tiến mạnh mẽ trong hiện đại hóa dữ liệu dân số, lấy người dân làm trung tâm và phục vụ hiệu quả công tác quản lý, hoạch định chính sách.