Cả xã rủ nhau hiến giác mạc

[Ngày Nay] - “Khi qua đời, cả bố và mẹ tôi đều hiến giác mạc cho y học. Bố mẹ tôi căn dặn các anh em tôi sau này hiến giác mạc để giúp đỡ những người còn sống. Đến nay, anh em tôi đều theo gương bố mẹ đăng ký hiến giác mạc khi mất để trao lại ánh sáng cho đời…”.

Đó là chia sẻ của ông Phạm Huy Niên, 57 tuổi (xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) về quá trình tham gia đăng ký hiến giác mạc của ông và các anh, em trong gia đình.

Tình cờ, trong chuyến công tác cùng đoàn bác sỹ khám bệnh từ thiện cho bà con nhân dân trên địa bàn xã Văn Hải, Cồn Thoi của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, chúng tôi đã có dịp gặp rất nhiều gia đình có truyền thống hiến và đăng ký hiến giác mạc. Họ là những người con thực hiện lời căn dặn của bố mẹ, là người vợ học theo chồng đăng ký hiến giác mạc khi qua đời. Điều cảm động ở tất cả mọi người đều tự nguyện làm việc thiện này với ý nghĩ vô cùng thánh thiện, nhân văn: Con người khi chết đi sẽ trở về với cát bụi nên hiến giác mạc là nghĩa cử cao đẹp, khi chết đi để lại món quà vô giá cho đời, giúp người 2 người mù loà có cơ hội tìm lại được ánh sáng.

Ông Phạm Huy Niên, 57 tuổi ở xã Văn Hải, huyện Kim Sơn có cả bố và mẹ đều đã từng hiến giác mạc khi qua đời. Nối tiếp truyền thống của gia đình, các anh em ông đều đã đăng ký hiến. Ông Niên chia sẻ: Trong gia đình anh em tôi có 4 anh em trai và các con cháu đều cố gắng thực hiện, duy trì nguồn gốc của ông bà đến đời con cháu. Bố mẹ tôi đều hiến giác mạc khi qua đời. Bố mẹ tôi khi còn sống thực hiện lời kêu gọi của cha xứ cũng như các đoàn thể, xã vận động thực hiện.

“Khi còn sống, bố mẹ tôi mong muốn giúp đỡ cho những người còn sống. Đến lúc qua đời, bố mẹ vẫn muốn giúp những người kém may mắn hơn lấy lại ánh sáng. Bố mẹ dặn khi bố mẹ qua đời các con thực hiện tốt điều đấy… Tôi nghĩ làm nhân đạo cho những người sống để họ có mắt sáng, còn mình chuẩn bị qua đi rồi thì làm việc thiện”- ông Niên cho biết.

Cùng suy nghĩ ấy, ông Nguyễn Văn Liễn (xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, NInh Bình) chia sẻ: “Nghĩa cử hiến giác mạc rất tốt, là việc thiện. Chúng tôi muốn sự sống của chúng tôi khi ra đi để lại cho người khác ánh sáng. Hàng xóm, họ hàng tôi nhiều người sẵn sang hiến và đăng ký hiến khi qua đời”. Bản thân ông Liễn đã đăng ký hiến giác mạc, anh trai ông đã hiến được 7 năm từ khi còn sống.

Truyền thống hiến giác mạc cứ thế từ gia đình này lan sang nhà kia, xóm này sang xóm khác. Trò chuyện với cụ bà Trần Thị Nghị, 75 tuổi ở xóm Bắc Cường (xã Văn Hải, huyện Kim Sơn), chúng tôi vô cùng bất ngờ bởi người dẫn dắt bà đến với việc đăng ký hiến giác mạc chính là người chồng bao năm gắn bó.

Bằng giọng tự hào, cụ kể: Cách đây 4 năm, chồng bà là cụ ông Nguyễn Văn Toản đã qua đời. Ngay từ khi ốm nằm trên giường bệnh, cụ ông đã tự đăng ký hiến giác mạc. Điều ông dặn dò bà và các con là “sau này bà qua đi (qua đời) cứ học tôi mà làm, cả các con nữa”.

Nhớ lời chồng nhắn nhủ, vừa qua cụ bà cũng đăng ký hiến giác mạc khi qua đời. “Các con tôi bảo sau này cũng sẽ học bố mẹ hiến giác mạc khi mất đi. Xác định học theo chồng, tôi đã đăng ký và dặn các anh chị bên chữ thập đỏ là tôi có mệnh hệ gì các anh cứ đến lấy. Tôi dặn các con hết rồi”, bà Nghị phấn khởi tâm sự.

Ông Mai Văn Trường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Kim Sơn thông tin: Trên địa bàn huyện hiện có 266 người đã hiến; số người đăng ký hiến là trên 10 nghìn người. Đặc biệt trên địa bàn có xã Văn Hải là 1 trong 2 xã đứng đầu toàn quốc với số người đăng ký hiến là 793 người; người đã hiến là 44 người, đứng thứ 2 của huyện, tỉnh cũng như toàn quốc.

Để có được những kết quả này Hội Chữ thập đỏ huyện và các xã đã trải qua giai đoạn ban đầu đầy khó khăn khi người dân chưa hiểu. Họ còn cho rằng lấy giác mạc là sau này chết không nhìn thấy, không về được. Tuy nhiên nhờ những hình thức tuyên truyền linh hoạt mà sau một thời gian dài, “mưa dầm thấm lâu” đến nay hầu hết người dân trên địa bàn đều quan niệm hiến giác mạc là nghĩa cử cao đẹp, mất đi rồi để lại món quà vô giá cho đời - giúp 2 người mù loà nhìn lại ánh sáng, ông Mai Văn Trường bày tỏ.

Khi còn sống bố mẹ tôi mong muốn giúp đỡ cho những người còn sống. Đến lúc qua đời, bố mẹ vẫn muốn giúp những người kém may mắn hơn lấy lại ánh sáng. Bố mẹ dặn khi bố mẹ qua đời các con thực hiện tốt điều đấy… Tôi nghĩ làm nhân đạo cho những người sống để họ có mắt sáng, còn mình chuẩn bị qua đi rồi thì làm việc thiện.

Ông Phạm Huy Niên

Ông Phạm Huy Niên, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn cùng các anh em trong nhà noi gương bố mẹ đăng ký hiến giác mạc.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.