Con tê giác trắng miền Bắc này đã được đặt tên là Sudan và hiện đang được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt tại khu bảo tồn động thực vật hoang dã ở Ol Pejeta, Kenya.
Con tê giác trắng miền bắc giống đực cuối cùng của thế giới |
Đây là con tê giác trắng miền bắc giống đực cuối cùng của thế giới và nó đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, một lực lượng lính có vũ trang của Kenya được huy động để bảo vệ nó suốt 24/24. Thậm chí, các ngành chức năng ở đất nước này còn lắp 1 máy phát vô tuyến và cắt bỏ sừng của nó để đảm bảo an toàn trước những tên săn trộm.
Chi phí cho đội bảo vệ 40 người tốn chừng 75.000 bảng cho 6 tháng. Họ được huấn luyện theo tiêu chuẩn quốc tế, được trang bị thiết bị hiện đại như kính nhìn ban đêm, máy GPS... cũng như có chó nghiệp vụ hỗ trợ.
Lực lượng lính có vũ trang của Kenya được huy động để bảo vệ Sudan 24/24. |
Các nhà khoa học đang cố gắng giúp Sudan giao phối với 1 con tê giác cái nhằm tránh nguy cơ tuyệt chủng nhưng chưa thành công. Sudan năm nay đã 43 tuổi trong khi tuổi thọ của loài này vào khoảng 50.
Theo thống kê của WWF (Quỹ Động vật hoang dã thế giới) thì vào năm 1960 thế giới có khoảng 2.000 con tê giác trắng. Tuy nhiên, nạn săn bắn trộm đã khiến số lượng loài này giảm mạnh. Tính đến năm 1980 thế giới chỉ còn lại có 15 con và hiện nay con số này chỉ còn lại có 5 con. Trong số 5 con này chỉ có con Sudan là con tê giác trắng đực.
Theo báo cáo của Quỹ cứu trợ động vật quốc tế (IFAW) thì sừng tê giác có giá dao động từ khoảng 170 bảng Anh đến 541 bảng Anh/kg những năm 1990 nhưng giờ đã tăng lên 40.000-47.355 bảng Anh/kg đó là một trong những lý do khiến các thợ săn trộm không ngừng săn lùng.
Minh Châu (t/h)
Xem thêm: