Cách lau dọn bàn thờ dịp Tết để không phạm thần linh

Dọn dẹp bàn thờ trước tết là công việc quen thuộc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng biết cách dọn dẹp bàn thờ để không phạm thần linh.
Cách lau dọn bàn thờ dịp Tết để không phạm thần linh

Bát hương (nhang) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện tâm linh trên ban thờ của mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Dọn dẹp bàn thờ không phải là một công việc đơn giản. Bởi lẽ, bàn thờ là nơi hiện diện của thần linh mang lại may mắn cho gia chủ. Chính vì thế, dọn dẹp bàn thờ sao cho không phạm là vô cùng quan trọng.

Làm lễ xin phép trước khi lau dọn

Đầu tiên, phải chọn được vị trí đặt bàn thờ phù hợp và không được tùy ý xê dịch. Đặc biệt là vị trí đặt bát hương tổ tiên. Bát hương sau khi đã được phù thì thường không chuyển, muốn di chuyển phải làm lễ xin phép.

Sau một năm, người ta phải biết cách dọn dẹp nơi chốn của thần linh. Trước khi bắt đầu, người dọn phải tắm rửa sạch sẽ rồi chuẩn bị dâng lên một đĩa hoa quả trước khi thắp một nén hương thông báo hay xin phép.

Những người cẩn thận còn làm một lễ nhỏ để xin phép tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ và mời thần linh, tổ tiên tạm chuyển qua một bên để thực hiện công việc.

Bài vị tổ tiên, nếu có thì cần phải được chuyển sang một chiếc bàn khác, có trải vải hoặc giấy đỏ. Bài vị cần được đặt ngay ngắn và sau đó không được lẫn lộn.

Thời điểm nén hương xin phép cháy hết thì mọi công việc dọn dẹp mới được bắt đầu.

Cách lau dọn bàn thờ dịp Tết để không phạm thần linh ảnh 1

Thứ tự lau dọn bàn thờ tổ tiên

Điều quan trọng và đáng chú ý nhất là việc lau dọn phải được thực hện hoàn toàn bằng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu có nhiều bài vị cần phải đổi chậu nước khác, tránh dùng chung nước để tránh vệc bất kính.

Bài vị tổ tiên được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Thường thì ngời ta sẽ tỉa chân hương - hay rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ "tán tài".

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh.

Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ và sau đó thay bằng tro mới hoặc có những gia đình lọc lại tro để dùng tiếp. Điều này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình.

Dọn dẹp xong xuôi, người ta có thể lau bàn thờ sạch sẽ bằng khăn sạch và nước ấm. Tiếp theo đó là đặt lại bài vị tổ tiên cùng bát hương lên ban thờ.

Để cẩn thận, người ta thường làm lễ. Cách thức như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Sau đó, đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ.

Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian: Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc "niên niên thị hảo niên", tức mỗi năm đều là năm tốt.

Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc "nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt", tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc "nhật nhật thị hảo nhật", tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc "thời thời vị hảo thời", tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương. Trên đây là những lưu ý cơ bản để mọi người có thể lau dọn bàn thờ đúng cách mỗi dịp cuối năm.

Bài trí bàn thờ Tết

Sư trụ trì chùa La Dương (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, để trang trí được một bàn thờ tổ tiên đậm nét truyền thống thì ta cần có bát hương, hương, nến, hoa quả, chén nhỏ để đựng rượu và nước. Mọi gia đình đều đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) ở vị trí chính giữa và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ). Hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến).

Ngày Tết, việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường, ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Nhiều gia đình còn trang trí thêm hai cây mía dựng hai bên bàn thờ tổ tiên có ý là để các cụ chống gậy về vui với con cháu. Đối với hoa tươi thường sử dụng hoa cúc, huệ, lay ơn, mai, đào trong cúng gia tiên ngày Tết…

Các chuyên gia phong thủy khuyên, khi bài trí bàn thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng bàn thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu bàn thờ có thờ tổ tiên và thờ bà cô, ông mãnh – những người mất trẻ. Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải. Việc xét trái, phải là xét từ vị trí từ bàn thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ.

Quy trình chung bốc bát hương

1. Lau rửa sạch bát hương bằng nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cán

2. Dùng tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu), không nên cho cát vì cát nặng.h hoa hồng cho thơm. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.

3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.

4. Đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

5. Sắm lễ

Lễ gồm có hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Tất cả đặt ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

6. Đọc kinh và thắp hương

*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Vân Trang

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.