Cách ly y tế tại nhà: Cần đồng bộ giữa chủ trương và thực tiễn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang cho phép F0, F1 cách ly y tế tại nhà. Việc này, bước đầu tạo thuận lợi cho người nghi nhiễm và gia đình trong quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Thiếu kiểm tra, giám sát

Chị N.M.N ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) cho biết, con trai chị đang là sinh viên của một trường đại học có tiếp xúc gần, uống cafe cùng bàn với F0 nhưng không đeo khẩu trang. Ngay sau khi biết con thuộc diện F1, khoảng 15 giờ ngày 26/11, chị chủ động thông báo với Trạm Y tế phường và nhận được trả lời, con chị sẽ cách ly ở nhà, hẹn ngày hôm sau sẽ lấy mẫu xét nghiệm PCR. Ngày 27/11, đợi mãi không thấy nhân viên y tế đến như đã hẹn, sốt ruột, chị thông tin tới lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung. Tới hơn 12 giờ cùng ngày, nhân viên y tế mới đến lấy mẫu xét nghiệm.

Cách ly y tế tại nhà: Cần đồng bộ giữa chủ trương và thực tiễn ảnh 1
Lực lượng chức năng phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng hỗ trợ các hộ gia đình bị cách ly y tế, giúp người dân yên tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Theo chị N, sau khi lấy mẫu xong, nhân viên y tế không hướng dẫn gia đình phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt của F1 như thế nào, đồng thời không kiểm tra gia đình có đủ điều kiện để cách ly tại nhà hay không. Tại cổng nhà, phường không treo biển thông báo là gia đình đang có người cách ly y tế tại nhà để người dân xung quanh giám sát.

Chứng kiến những điều trên chị N bày tỏ nghi ngại, băn khoăn, "trường hợp quản lý cách ly lỏng lẻo, thiếu kiểm tra giám sát, người nhiễm hoặc nghi nhiễm không có ý thức, vẫn tiếp xúc với người trong gia đình, sau đó tiếp xúc với cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng rất cao".

Khác biệt với cách làm trên, phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng) ngay sau khi phát hiện ca F0, không thể đi cách ly tập trung do có mẹ già và con bị bại liệt, UBND phường đã ra quyết định cách ly y tế tại nhà. Phía ngoài cửa ra vào được treo tấm biển đỏ, chữ vàng "Khu vực cách ly y tế" rõ ràng để người dân biết, theo dõi và giám sát. Hằng ngày, lực lượng y tế đến kiểm tra thân nhiệt, tư vấn cách chăm sóc sức khỏe.

Cho biết rõ hơn về cách quản lý F0 cách ly tại nhà, ông Phan Bá Tường, Chủ tịch UBND phường Phố Huế nhấn mạnh, việc cách ly y tế tại nhà khiến cán bộ cơ sở vất vả hơn, đòi hỏi chính quyền phải sát sao, tăng cường giám sát của cộng đồng đối với trường hợp cách ly tại nhà. Khi chính quyền phó mặc cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm tự cách ly mà không có giám sát sẽ rất nguy hiểm, có thể coi là thiếu trách nhiệm với công tác phòng, chống dịch COVID-19. Phường nhận thức sẽ giám sát chặt trường hợp cách ly tại nhà nhưng nếu trên địa bàn có quá nhiều F0, F1 tạo áp lực lớn cho chính quyền cơ sở, không đủ nhân lực để theo dõi ca bệnh suốt 24/24 giờ.

Những ngày ngần đây, số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Hà Nội liên tiếp tăng cao. Ngày 5/12, Hà Nội ghi nhận 462 ca dương tính tại 25 quận, huyện. Ngày trước đó, thành phố ghi nhận 628 ca dương tính, trong đó có 190 ca cộng đồng, 338 ca ở khu cách ly, 100 ca tại khu phong tỏa. Số ca nhiễm cao cho thấy, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội còn phức tạp.

Tạo tâm lý thích ứng với dịch bệnh

Để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, ngày 2/12, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, Sở Y tế hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tăng cường triển khai biện pháp phòng, chống dịch trên cơ sở phương án cách ly, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm, nghi nhiễm (đảm bảo các điều kiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế). Theo đó, Hà Nội rà soát được 1.993.336 hộ dân tại 26 quận, huyện với 778.781 hộ đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà. Nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố đang cách ly y tế tại nhà với 5.585 người tiếp xúc gần (F1).

Ghi nhận tại huyện Đông Anh, việc cách ly F1 tại nhà đang được triển khai hiệu quả. Tính đến ngày 2/12, huyện đang cho 992 trường hợp F1 cách ly tại nhà. UBND huyện Đông Anh cho biết, tâm lý người thuộc diện cách ly cũng như các hộ dân xung quanh không còn e ngại, kỳ thị đối với trường hợp F1 như trước đây.

Về nội dung này, ông Nguyễn Thành Luân, Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh phân tích thêm, nếu như trước đây, trong khu dân cư có trường hợp F1 là người dân mua tích trữ đồ ăn, bàn tán xôn xao, tỏ rõ lo lắng. Hiện nay, khi phần lớn người dân trên địa bàn đã tiêm vaccine, cộng với qua 2 năm "chiến đấu" với dịch đã ít nhiều tạo được sức đề kháng, tự miễn cộng đồng trong mỗi người dân nên khi F1 cách ly tại nhà nhân dân cơ bản đồng tình.

Dù vậy, huyện Đông Anh không chủ quan, phó mặc cho người tự cách ly. Huyện giao Tổ phòng, chống COVID cộng đồng hằng ngày đến đo thân nhiệt, tư vấn cho trường hợp cách ly. Huyện chỉ đạo các xã lắp camera giám sát từ xa xem F1 tuân thủ quy định cách ly tại nhà như thế nào để kịp thời chấn chỉnh, thậm chí xử phạt nếu vi phạm quy định.

Tại huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, ngoài việc cho một số trường hợp cách ly y tế tại nhà, huyện đã thành lập 4 Trạm Y tế lưu động, mỗi trạm có từ 120-450 giường bệnh, sẵn sàng hoạt động từ ngày 5/12. Cùng với đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền để phụ huynh đưa học sinh trở lại trường vào ngày 6/12. Nếu trong trường học có ca nhiễm, các trường đều có phương án chủ động ứng phó theo các văn bản của liên sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 khi có trường hợp F0, F1, F2 trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp.

Một số chuyên gia y tế đánh giá, Hà Nội đã ban hành khá đầy đủ quy định về theo dõi, điều trị trường hợp cách ly y tế tại nhà (đơn, thẩm định, quyết định cách ly ...); "kịch bản" ứng phó với tình huống trong trường học có học sinh mắc COVID-19 nên chính quyền, các trường có căn cứ thực hiện. Trong trường hợp, chính quyền địa phương lơ là quản lý F0, F1 cách ly tại nhà, các trường lúng túng trong phương pháp xử trí thì rõ ràng chưa đáp ứng được tinh thần Nghị quyết số 128 của Chính phủ là "chủ động đánh giá mức độ nguy cơ sát thực tế để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp".

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, diễn biến số ca bệnh tăng cao là điều thành phố đã lường trước trong bối cảnh mở cửa, thực hiện chủ trương "thích ứng an toàn, linh hoạt". Người dân Thủ đô không quá hoang mang khi số ca mắc COVID-19 tăng cao như vừa nêu, song cũng không có thái độ chủ quan trước diễn biến của dịch bệnh. Thành phố đã phân các tầng điều trị F0 với tầng một là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách; tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.

Thiết nghĩ, biện pháp hữu hiệu lúc này, mỗi người dân cần tuân thủ các chỉ đạo của chính quyền, nâng cao ý thức bảo vệ mình và xã hội, thực hiện nghiêm 5K. Mặt khác, Hà Nội cần đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc cách ly y tế tại nhà cũng như hoạt động của các Trạm Y tế lưu động trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?