Cải tiến công nghệ giúp ngành nước phát triển bền vững

(Ngày Nay) - Ngành nước tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng.
Với quy mô lên đến 10.000 m², triển lãm do Informa Markets Vietnam tổ chức dự kiến sẽ thu hút gần 450 nhà triển lãm hàng đầu từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với quy mô lên đến 10.000 m², triển lãm do Informa Markets Vietnam tổ chức dự kiến sẽ thu hút gần 450 nhà triển lãm hàng đầu từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ ngày 6 - 8/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, Công ty Informa Markets Việt Nam sẽ tổ chức đồng thời Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải tại Việt Nam - Vietwater 2024 cùng Triển lãm về xử lý chất thải và công nghệ môi trường tại Việt Nam - WETV 2024. Sự kiện là nơi trưng bày các công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải, công nghệ xử lý chất thải và môi trường.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, bao gồm nhiều dự án liên quan đến xử lý nước, dẫn đầu với hơn 10,69 tỷ USD, chiếm 70,4% tổng vốn đăng ký FDI. Ngành nước được dự đoán sẽ đạt giá trị thị trường từ 20 đến 30 tỷ USD trong những năm tới nhờ nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ.

Công nghệ thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam cũng đang dần chuyển đổi sang những giải pháp thân thiện với môi trường hơn. Hiện nay, nhiều nhà máy xử lý nước thải đã và đang được đầu tư và nâng cấp để áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp giảm thiểu tác động môi trường và tối ưu hóa quá trình tái sử dụng nước. Chính phủ cũng đã ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn về xử lý nước thải, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và khu chế xuất, nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

Tuy nhiên, những vấn đề về biến đổi khí hậu, ngập lụt và ô nhiễm môi trường cũng đang đặt ra thách thức lớn đối với ngành. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và những yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường, ngành nước cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, như hệ thống quản lý nước thông minh, dữ liệu đám mây, và công nghệ Internet vạn vật (IoT) để tối ưu hóa quá trình vận hành.

Triển lãm Vietwater 2024 kết hợp cùng WETV 2024 hứa hẹn thu hút khoảng 450 đơn vị trưng bày đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, có hơn 10 nhóm gian hàng quốc tế đến từ Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Việt Nam và Ý.

Trên tổng diện tích 10.000m2, các doanh nghiệp sẽ trưng bày sản phẩm thuộc hạng mục về công nghệ cấp nước; tưới tiêu và thoát nước; xử lý, quản lý nước thải; xử lý bùn; khử muối, khử nước; bơm, van; màng lọc; ống, phụ tùng nước; kiểm tra, đo lường; cùng nhiều công nghệ nước xanh và bền vững khác.

Chuỗi chương trình hội thảo quốc tế với những chủ đề thiết thực về ngành xử lý nước cũng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện. Trong đó, điển hình là phiên hội thảo quốc tế: “Chiến lược đổi mới hợp tác nhằm thúc đẩy quản lý nước thông minh”; “Quản lý nước hiệu quả cho phát triển bền vững”; “Tái sử dụng nước đáp ứng phát triển bền vững ngành nước”; “Công nghệ, giải pháp mới trong ngành nước”; “Công nghệ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới phát triển xanh”...

Đặc biệt, Vietwater 2024 còn tổ chức chương trình kết nối kinh doanh độc quyền với chủ đề “Chạm kết nối - Tiếp thành công”, nhằm kết nối khách mua hàng tiềm năng với hơn 450 nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới. Được thiết kế dựa trên nhu cầu giao thương trực tiếp 1:1 giữa khách hàng trong nước và các đơn vị cung cấp quốc tế, chương trình là dịp giúp doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và tăng cường hợp tác kinh doanh, mang lại nhiều cơ hội mới cho đối tác tham gia.

"Chúng tôi tin rằng Vietwater và WETV 2024 không chỉ là triển lãm thương mại mà còn đóng vai trò như một diễn đàn mở, nơi các doanh nghiệp, chính phủ, và các tổ chức quốc tế có thể chia sẻ ý tưởng, công nghệ và những sáng kiến tiên tiến, đồng thời tạo ra cơ hội kết nối kinh doanh quan trọng giữa các doanh nghiệp trong ngành. Ban tổ chức hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành, đối tác, doanh nghiệp và khách tham quan cho chuỗi sự kiện này", bà Vũ Thị Dung, Quản lý cấp cao dự án, Công ty Informa Markets Việt Nam cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.