Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc

(Ngày Nay) - Gần đến Tết, tiệm giặt là của người điếc, một sáng kiến trong mạng lưới NICE, có thêm khá nhiều đơn hàng. 3 cô gái trẻ tất bật với công việc của mình. Họ đang rất hạnh phúc vì được làm việc, được "trò chuyện" mỗi ngày. 
Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 1

"Tiệm giặt là người Điếc" tại địa chỉ số 7 đường bờ sông Sét (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) có quy mô hoạt động khá khiêm tốn với mặt bằng hơn 10m2, 3 máy giặt sấy, một bàn là hơi và 2 máy vệ sinh giày. Cửa hàng hoạt động 24/7 với một quản lý, 2 nhân viên.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 2
Lương Thị Kiều Thúy quản lý tiệm giặt là cho biết, từ khi chính thức hoạt động từ đầu năm 2021 công việc của tiệm tiến triển khá tốt. Thông qua sự hỗ trợ của Mạng lưới sáng kiến phát triển cộng đồng NICE, tiệm giặt là của chị đã có khách hàng lớn, thường xuyên là một Trung tâm Spa, thẩm mỹ lớn tại Hà Nội.
Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 3

Hiện nay, nguồn khách hàng lẻ, những người biết tới "Tiệm giặt là của người Điếc" thông qua báo chí, mạng xã hội đang tăng lên mỗi ngày. Thúy tiết lộ, doanh thu của tiệm mỗi ngày được khoảng hơn 1 triệu.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 4

Câu chào bằng ngôn ngữ của người điếc được Thúy bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ thấy nhất để khách hàng mới không bất ngờ, khó chịu khi hỏi mà nhân viên của tiệm không nói gì.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 5

Quy trình giao tiếp với khách hàng cũng được "chuẩn hóa" theo cách đơn giản để khách và nhân viên hiểu nhau nhanh nhất.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 6

Có công việc ổn định, thu nhập ổn định dù mới chỉ mức 4 triệu đồng/tháng nhưng cả "bà chủ" và nhân viên đều rất hạnh phúc. 3 cô gái luôn trao đổi, nói chuyện với nhau rất nhiều, họ tin rằng, với sự chịu khó, cầu thị, họ sẽ được khách hàng ghi nhận và công việc sẽ tốt lên mỗi ngày.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 7

Mặc dù gặp khó khăn trong giao tiếp trực tiếp nhưng thông qua điện thoại, những cô gái trong tiệm giặt là của người điếc không gặp nhiều cản trở trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như giới thiệu cơ sở của mình. Họ chat gửi báo giá, gửi hình ảnh và "tám chuyện" với khách rất thuần thục, nhanh nhẹn.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 8

Để tiết kiệm chi phí, Thúy thường trực tiếp đi trả đồ cho những khách ở gần. Thúy cũng là người có khả năng nói chuyện với khách tốt nhất. Thông qua máy trợ thính và việc đọc khẩu hình, Thúy có thể hiểu được khoảng 50% nội dung người đối diện trao đổi với mình.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 9

Lê Thu Ngân là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm, cô bé rất chịu khó chăm chút, lau dọn cửa tiệm.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 10

Dù không thể nghe, nói theo cách bình thường nhưng Ngân luôn tự tin, từ khi có công việc tại tiệm giặt là, Ngân càng có thêm nhiều động lực để lao động chăm chỉ mỗi ngày.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 11

Mỗi khi rảnh rỗi, 3 chị em lại kéo nhau ra bên ngoài cửa hàng vừa ngắm phố xá vừa "chém gió" tưng bừng.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 12

Vẻ xinh đẹp, rạng rỡ của Tiệm giặt là người điếc khiến đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 13

Rất nhiều khách hàng đã để lại những lời nhắn dễ thương sau khi đã tới và sử dụng dịch vụ tại tiệm giặt là của người điếc.

Cận cảnh tiệm giặt là của những hotgirl điếc ảnh 14

Mặc dù khá tự tin với dự án của mình nhưng đôi lúc Thúy vẫn trầm tư. Tiệm giặt là ra đời đúng vào thời điểm Covid -19 gây ảnh hưởng nặng nề và kéo dài nên Thúy không khỏi lo lắng. Cô hy vọng năm mới, dịch bệnh sẽ được khống chế để cơ sở giặt là của mình sẽ làm ăn khấm khá hơn. Thúy dự định sẽ mở thêm một lớp đào tạo kỹ năng mềm và đào tạo nghề cho những người có cùng hoàn cảnh với mình.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).