Cần có hình thức thanh tra đặc biệt để xử lý khi phát hiện sai phạm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, thời gian tới cần phải công khai trước kế hoạch thanh tra, tránh chồng chéo, khó khăn cho doanh nghiệp; có hình thức thanh tra đặc biệt để xử lý khi phát hiện sai phạm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 25/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Chia sẻ quan điểm bên hành lang kỳ họp, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới cần phải công khai trước kế hoạch thanh tra, tránh chồng chéo, khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời rất cần thiết có một hình thức thanh tra đặc biệt để có thể can thiệp, xử lý ngay lập tức khi phát hiện ra vụ việc sai phạm.

Công khai trước kế hoạch thanh tra, tránh chồng chéo

Theo đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) Luật Thanh tra đang được sửa đổi toàn diện và đây là thời điểm để luật hóa các cơ chế, quyết định hành chính của Chính phủ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.

Theo đại biểu, năm 2016, Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cũng có quy định riêng nội dung về thanh tra, kiểm tra, yêu cầu các cơ quan nhà nước khi tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phải theo hướng lồng ghép, phối hợp và kế thừa kết quả hoạt động giữa các cơ quan.

Đồng thời, công khai trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra và kiểm toán doanh nghiệp để tránh trùng lặp, chồng chéo; không thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực về quản lý thuế... Tuy nhiên, đây là các chỉ đạo hành chính, không bền vững, không khiến doanh nghiệp an tâm. Theo đại biểu Hiếu, những nội dung này phải được luật hóa và việc sửa đổi Luật Thanh tra là cơ hội để thực hiện yêu cầu này.

Đại biểu phân tích, hoạt động của doanh nghiệp là đa ngành, đa địa bàn, nên sẽ là đối tượng của các cơ quan thanh tra chuyên ngành, trùng lắp, chồng chéo, nếu không có quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, các nguyên tắc thừa nhận kết quả thanh tra của nhau...

Theo báo cáo của Chính phủ, có tới 72 cơ quan chuyên ngành có chức năng thanh tra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động liên tục, khó có thể hồi tố, còn thanh tra có thời hiệu, nếu không có quy trình, thủ tục rõ ràng, nhất là các nguyên tắc về hồi tố, doanh nghiệp không chỉ bị đối mặt với rủi ro hoạt động kinh doanh đình trệ, mà có thể ảnh hưởng quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư...

Đại biểu Hiếu nhấn mạnh thanh tra là để thúc đẩy doanh nghiệp thực thi pháp luật, chứ không phải vì mục tiêu bắt sai phạm, nên cần theo nguyên tắc quản lý rủi ro, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhất trí với các đại biểu về xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Đại biểu cho rằng cụm từ không chồng chéo, trùng lặp, được lặp lại nhiều lần nhưng thực tế cho thấy là tuy không trùng về nội dung, không trùng về thời điểm thanh tra nhưng có quá nhiều cuộc thanh tra ảnh hưởng đến điều hành hoạt động của địa phương. Đại biểu Thuý đề nghị, nên quy định số lượng không quá bao nhiêu cuộc thanh tra trong 1 năm đối với mỗi bộ, ngành, địa phương.

Cần thiết có một hình thức thanh tra đặc biệt

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhấn mạnh việc ông quan tâm nhất là vấn đề liên quan đến cải cách thể chế, cụ thể là phương thức hoạt động Luật Thanh tra.

Cần có hình thức thanh tra đặc biệt để xử lý khi phát hiện sai phạm ảnh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Theo đại biểu, cải cách thể chế là nhấn mạnh những yếu tố phân cấp, phân quyền, kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhưng vẫn chưa thấy nổi bật trong Luật sửa đổi lần này.

Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay, số lượng các vụ việc rất nhiều, nếu như việc gì cũng chờ đến Ban Chỉ đạo thì sẽ tồn đọng rất lớn. Vì vậy, cần tăng quyền hạn của cơ quan thanh tra theo hướng được phép xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân dưới một cấp, tương tự như cơ chế vận hành của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

"Thậm chí, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể được quyền xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm ở tất cả các cấp, trừ những cán bộ và tổ chức đảng thuộc diện quản lý của cấp có thẩm quyền, như thế công việc mới thông suốt được," đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Đại biểu cũng phân tích Thanh tra Chính phủ là cơ quan hoạt động theo cơ chế tự kiểm soát quyền lực trong nhánh hành pháp, và tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xử lý ngay những vi phạm trong nội bộ nhánh hành pháp.

Việc trao cho cơ quan này những quyền đó và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và trước pháp luật là cần thiết để đẩy nhanh việc xử lý vi phạm pháp luật, giúp cho nền tư pháp không còn phải áp lực, xử lý những vụ việc đó nữa. Nghĩa là Thanh tra Chính phủ sẽ xử lý trước một bước, uốn nắn, răn đe, chấn chỉnh kịp thời trong bộ máy hành pháp, làm cho bộ máy hoạt động tích cực hơn.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, Thanh tra Chính phủ hiện nay có Cục phòng, chống tham nhũng hoạt động kém hiệu quả vì chỉ hoạt động như một cơ quan tham mưu cấp Vụ, vai trò không được phát huy.

Chính vì vậy, trong bối cảnh toàn Đảng đang đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phải có một chế độ pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn đối với Cục phòng, chống tham nhũng, theo hướng cơ quan này thực hiện chế độ song trùng trực thuộc.

Một mặt chịu sự quản lý, điều hành của Tổng Thanh tra Chính phủ, mặt khác chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó có thể kiểm soát chính trong nội bộ cơ quan thanh tra, tránh lạm dụng quyền lực, đồng thời khi Thủ tướng phát hiện ra những sai phạm sẽ giao trực tiếp cho Cục phòng, chống tham nhũng xem xét.

Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh từ năm 1945 khi mới ra đời Nhà nước công nông đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về tổ chức hoạt động của thanh tra đặc biệt, nhưng hiện nay không có bộ phận này là rất đáng tiếc.

"Trong bối cảnh hiện nay khi cuộc chiến chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, rất cần thiết có một hình thức thanh tra đặc biệt để có thể can thiệp, xử lý ngay lập tức khi phát hiện ra vụ việc sai phạm, giúp cho bộ máy Đảng, Nhà nước trong sạch sớm hơn," đại biểu Lê Thanh Vân khẳng định.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.