“Cần phải di dời 4.200 hộ dân để bảo tồn di tích Kinh thành Huế“

 Năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. 
“Cần phải di dời 4.200 hộ dân để bảo tồn di tích Kinh thành Huế“

Thời gian qua, dù đã được tập trung đầu tư bảo tồn, tu bổ, phục hồi đồng bộ nhưng đến nay nhiều công trình, hạng mục trong quần thể xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, việc có hàng ngàn hộ dân sinh sống trên di tích đã ảnh hưởng đến mỹ quan, đô thị, chi phối rất lớn đến việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích. Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế về vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

- Xin ông khái quát hiện trạng Quần thể Di tích Cố đô Huế hiện nay, nhất là tình trạng các hộ sống "treo" trên di tích?

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lê Trường Lưu: Do lịch sử để lại, hiện có khoảng 4.200 hộ dân đang sinh sống trên khu vực di tích Kinh thành Huế cần phải di dời. Hầu hết các hộ dân sống ở đây đều thuộc diện di dời, giải tỏa nhưng đều là các hộ nghèo đang sống trong những ngôi nhà dột nát, xuống cấp, môi trường không đảm bảo. Nhiều gia đình có đến hai, ba thế hệ sống chung trong những căn nhà chật chội, cũ nát.

Hầu hết các hộ dân sinh sống trong khu vực 1 di tích không có giấy tờ hợp lệ về sử dụng đất, xây dựng nhà trên công trình di tích và làm nhà chồ trên mặt nước nên không được bồi thường về đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Mặt khác, phần lớn các hộ dân di dân do chiến tranh từ vùng ven vào thành phố (giai đoạn 1945 – 1975) nên các hộ dân thuộc khu vực này đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đời sống khó khăn, lao động phổ thông nên cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt để tạo điều kiện xây dựng nhà tái định cư, nộp tiền sử dụng đất và ổn định cuộc sống.

Quá trình di dân trong thời gian chiến tranh (1945-1975), cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số hàng năm tạo áp lực lớn lên vùng bảo vệ di tích, trong đó khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế đang có khoảng 4.201 hộ dân sinh sống.

Do sống trong khu vực 1 di tích không được nâng cấp, tu sửa công trình, cùng với diện tích chật hẹp, địa hình dốc hẹp, đi lại khó khăn, người dân trong khu vực nghèo khó sống trong những căn nhà tạm bợ, chật hẹp, điều kiện vệ sinh, môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhân dân và mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng di tích. Cùng với việc có rất đông dân cư sinh sống trên các di tích, hệ lụy kéo theo là chất thải sinh hoạt gây mất vệ sinh và làm di tích nhanh chóng xuống cấp.

Từ khi được công nhận là Di sản Văn hóa thế năm 1993, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác quản lý di tích, quản lý chặt chẽ sử dụng đất, xây dựng và ngăn chặn gia tăng dân số cơ học vào vùng di tích.

Trong giai đoạn 1996 - 2018, đã từng bước thực hiện di dời 1.050 hộ dân tại các khu vực: hai bên bờ sông Ngự Hà, Đàn Xã Tắc, Đàn Âm Hồn, Lầu Tàng Thơ và Thượng thành, Eo bầu phía Nam kinh thành... Tuy nhiên, sự gia tăng dân số tự nhiên tạo áp lực lớn lên vùng bảo vệ di tích và hiện nay trong khu vực 1 của các di tích Kinh thành Huế hiện đang có khoảng 4.201 hộ dân sinh sống. 

Ngày 25/05/2009, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 48-KL/TW khẳng định: "Phục hồi, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản Cố đô Huế là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thừa Thiên Huế và của cả nước".

Ngày 07/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 818/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 xác định mục tiêu: "Bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế, phát huy các giá trị quý giá của di sản văn hóa Cố đô Huế, bao gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân".

- Vậy thời gian qua, địa phương có những biện pháp gì để giảm thiểu sự xuống cấp của di tích? 

Ông Lê Trường Lưu: Nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa, tỉnh xác định mục tiêu trước hết là ổn định cuộc sống của người dân sống trong khu vực 1 di tích; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan. Bên canh đó tỉnh phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; ổn định và nâng cao đời sống người dân; tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trong đó, việc tập trung di dời giải tỏa các hộ dân khu vực 1 khoanh vùng bảo vệ các di tích Kinh Thành Huế là vô cùng cấp thiết. 

Năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có Quyết định số 1918/QĐ-UBND thực hiện Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế. Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện hợp phần tôn tạo, tu bổ di tích; Ủy ban Nhân dân thành phố Huế thực hiện hợp phần đền bù, giải tỏa mặt bằng. Mục tiêu của dự án là giải tỏa và tái định cư cho toàn bộ cư dân trong khu vực Thượng thành, Eo bầu thuộc Kinh thành, sớm ổn định cuộc sống cho người dân và chấm dứt tình trạng lộn xộn, xâm hại di tích, đồng thời từng bước chỉnh trang, hoàn nguyên di tích và cải thiện cảnh quan chung của đô thị Huế. 

“Cần phải di dời 4.200 hộ dân để bảo tồn di tích Kinh thành Huế“ ảnh 1

Đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế

Trong thời gian qua, dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tập trung nguồn lực địa phương cho công tác này thông qua việc phê duyệt và triển khai dự án đầu tư "Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế" tại Quyết định số 1918/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 14/9/2011 và Quyết định điều chỉnh dự án số 2568/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 16/10/2016. 

Đến nay, tỉnh đã tổ chức di dời, ổn định cuộc sống cho 166 hộ dân (79 hộ chính, 87 hộ phụ). Di tích Thượng thành Huế đã được chỉnh trang đoạn từ cổng Thượng Tứ đến Quan Tượng Đài và các eo bầu Nam Xương, Nam Thắng, Nam Hưng, Nam Minh với tổng giá trị thực hiện 186 tỷ đồng (trong đó, vốn giải phóng mặt bằng 123,5 tỷ đồng, chỉnh trang 62,5 tỷ đồng). 

Tuy nhiên, do nguồn lực địa phương còn hạn chế, việc hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến chính sách, quy định của pháp luật qua nhiều thời kỳ khác nhau nên việc thực hiện dự án còn gặp rất nhiều khó khăn. Để tiếp tục thực hiện dự án, cần thiết có sự hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương cũng như cần có những chính sách, cơ chế đặc thù.

Tại Thông báo số 26/TB-VPCP ngày 17/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên-Huế ghi rõ: "Về giải tỏa khu vực 1 di tích Huế: Di sản cố đô Huế là tài sản quý giá của quốc gia, việc bảo tồn và gìn giữ là trách nhiệm chung của cả nước. Tỉnh đề xuất cơ chế đặc thù về di dời, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trong phạm vi khu vực 1 di tích Huế. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí phù hợp."

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng "Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế," báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

- Vậy đến nay, đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Lê Trường Lưu: Như đã đền cập ở trên, việc khoanh vùng đưa dân ra khỏi khu vực 1 bảo vệ các di tích Kinh Thành Huế là vô cùng cấp thiết. Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xây dựng "Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế" nhằm chống xuống cấp và bảo tồn di tích. 

Tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ tổng mức đầu tư 2.735 tỷ đồng để di dời dân, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, gồm hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1, di dời phạm vi di tích Kinh thành Huế gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ) trong năm 2019-2021. Giai đoạn 2 từ 2022-2025, di dời các di tích Hồ Tịnh Tâm và Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám và Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263hộ) trong năm 2022-2025.

Trong các giai đoạn này, tỉnh Thừa Thiên-Huế dự kiến dành quỹ đất 73ha, thực hiện 3 dự án di dân tái định cư: Dự án 1, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ phục vụ tái định cư khu vực 1 di tích Kinh thành Huế giai đoạn 1, với diện tích khoảng 4,9ha; dự án 2, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ phục vụ tái định cư khu vực 1 di tích Kinh thành Huế giai đoạn 2, với diện tích 4,9ha; dự án 3, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Bắc Hương Sơ phục vụ tái định cư khu vực 1 di tích Kinh thành Huế giai đoạn 3 với quy mô 63,2ha.

Ngoài hỗ trợ vốn đầu tư, tỉnh Thừa Thiên-Huế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Cho phép địa phương được áp dụng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đặc thù; thu hồi và chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đối với phần diện tích 73 ha thu hồi để xây dựng khu tái định cư...

Hầu hết các hộ dân sống ở khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đều có nhu cầu di dời đến nơi ở mới, có điều kiện tốt hơn và bảo vệ được di tích khỏi xuống cấp. Tuy nhiên, lâu nay rất nhiều hộ có mức sống rất thấp, khó có khả năng làm nhà mới. Các hộ dân đều mong muốn sớm được Nhà nước quan tâm, có chính sách hỗ trợ thích hợp để sớm ổn định cuộc sống, yên tâm sinh sống mỗi khi mùa mưa bão đến, có điều kiện để con em học tập...

Theo TTXVN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.