Cần sửa luật để bảo vệ trẻ em

[Ngày Nay] - Xâm hại trẻ em đã trở thành vấn đề nhức nhối với cộng đồng xã hội, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có giải pháp triệt để ngăn chặn tình trạng này.
Cần sửa luật để bảo vệ trẻ em

Một trong những lý do là nhận thức của cộng đồng về vấn đề này chưa đúng, do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.

Nhức nhối

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công an tại 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc, năm 2018 cả nước phát hiện gần 1.550 vụ xâm hại trẻ em (giảm 2,8% so với năm 2017) với gần 1.670 đối tượng xâm hại và số trẻ em bị xâm hại là gần 1.560 em. Trong đó số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là gần 1.270 vụ (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với hơn 1.200 đối tượng xâm hại và hơn 1.140 em bị xâm hại. Các tội “hiếp dâm trẻ em”, “Giao cấu với trẻ em”, “Dâm ô với trẻ em” chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số vụ xâm hại trẻ em.

Những vết thương thể chất của một đứa trẻ bị xâm hại, sàm sỡ, dâm ô theo thời gian sẽ dần liền sẹo, tuy nhiên những ám ảnh, nỗi đau tinh thần thì không phải trẻ nào cũng có thể vượt qua...

Trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã xử lý hình sự hơn 1.250 vụ (chiếm 81%) với 1.360 đối tượng (chiếm 81%); xử lý hành chính 112 vụ (chiếm 7,2%) với 162 đối tượng (chiếm 9,7%)… Các đối tượng có hành vi bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau.

Số đông người vi phạm là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo mẫu, quản lý trẻ em như giáo viên, bảo mẫu, cha mẹ ruột, cha dượng, mẹ kế… Các trường hợp khác nằm ngoài sự quản lý của cha mẹ, người thân nên bị các đối tượng xâm hại.

Những trường hợp được đưa ra xét xử thường có những chứng cứ rõ ràng, với tội danh rõ ràng. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại, dâm ô, sàm sỡ đã bị bỏ lọt tội phạm do thiếu chứng cứ khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Mới đây nhất là vụ việc một bé gái ở TP HCM khi đi thang máy toà chung cư nơi cháu sinh sống đã bị một người đàn ông lớn tuổi đi cùng thang máy bất ngờ ôm, hôn và có hành vi sàm sỡ. Vụ việc được phát hiện bởi camera an ninh của bảo vệ toà nhà. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, gia đình cháu bé đã yêu cầu trích xuất camera để tìm ra người đàn ông này. Khi làm việc với ban quản lý toà nhà, người đàn ông này nêu lý do ôm, hôn cháu bé vì thấy cháu bé “dễ thương”. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Trẻ đáng yêu bị véo má là… bình thường

Nói về nguyên nhân dẫn đến những vụ ấu dâm, sàm sỡ và cao hơn là dẫn đến xâm hại, TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Lý do đơn giản là xưa nay trẻ nhỏ Việt vốn vẫn bị coi thường, cơ thể các con được coi như món “đồ chơi” cho người lớn. Hôn hít, cấu véo đã được một số người lớn coi như đặc quyền đặc lợi của họ với danh nghĩa “yêu trẻ”. Vì thế, nếu có vụ sờ mó nào nghiêm trọng hơn cũng không bị coi là tội phạm.

Cần sửa luật để bảo vệ trẻ em ảnh 1

Tư thế ngồi “quả núi” giúp trẻ tự vệ khi bị sàm sỡ trong thang máy.

Theo TS Hương, có nhiều kẻ có thể lợi dụng suy nghĩ đó để hành hạ một đứa trẻ nhỏ yếu ớt chưa có sức để tự vệ. Cũng chính vì lý do “nựng” trẻ mà nhiều người lớn thường coi các bé như đồ chơi, có hành vi sờ mó, hôn hít và bắt trẻ chấp nhận. Ở góc độ nào đó, điều này cũng góp phần dẫn đến những vụ việc dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em.

Điều quan trọng nhất là nhận thức của mọi người về vấn đề này cần phải thay đổi. Một xã hội được coi là hạnh phúc thì chắc chắn phải đảm bảo được an toàn cho trẻ nhỏ. Tất cả các cháu cần được học kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình trong mọi tình huống. Các cha mẹ cần có ý thức dạy con điều này đầu tiên và lặp lại cho đến khi trẻ thành thạo các kỹ năng.

Phụ huynh cần hiểu rõ dâm ô là hành động người lớn tụt quần trẻ và sờ mó bộ phận sinh dục hay bàn tán về nó. Dâm ô là ôm ấp, hôn hít trẻ, rủ xem clip nóng, cho các em xem bộ phận sinh dục của mình. Khi được dạy những điều này, nếu ai lao vào ôm hôn, các bé sẽ biết để phản ứng, phòng tránh. Nếu không được dạy, con sẽ im lặng vì không biết đó là hành vi gì và nhầm tưởng là yêu thương.

Khó tìm được “phần hồn” đã mất

Những vết thương thể chất của một đứa trẻ bị xâm hại, sàm sỡ, dâm ô theo thời gian sẽ dần liền sẹo, tuy nhiên những ám ảnh, nỗi đau tinh thần thì không phải trẻ nào cũng có thể vượt qua. TS  Vũ Thu Hương bày tỏ sự đau đớn, uất nghẹn mỗi khi đọc tin về các vụ xâm hại trẻ em. Với đứa trẻ, giờ phút kinh hoàng chống trả yếu ớt lại hành vi của những kẻ đang coi mình là một thứ trò chơi, cảm giác thật khủng khiếp. Các con cảm thấy nỗi sợ hãi tột cùng, cảm giác sống không bằng chết khi cơ thể mình bị phơi bày ra đến tận cùng. Nỗi đau đớn đến từ những bộ phận nhạy cảm nhất, kín đáo nhất, bí ẩn nhất khiến nỗi khiếp sợ nhân lên gấp bội.

“Với một đứa trẻ bị xâm hại, cho dù sau đó, đứa trẻ có được chữa chạy về cơ thể, về tâm lý đến đâu, vết sẹo lớn mà đứa trẻ mang trong người cũng khiến đứa trẻ như trở thành một con người khác, một con người khuyết thiếu mà sau đó sẽ không bao giờ tìm lại được phần hồn đã mất của mình”, TS Hương bày tỏ.

TS Hương phân tích, với những em bé đã từng bị xâm hại tình dục, khoái cảm của các con sẽ chấm dứt từ khi chưa bắt đầu xuất hiện. Các con sẽ không bao giờ có được niềm hạnh phúc trọn vẹn bên người mình yêu thương. Cảm giác hổ thẹn, lo lắng bị phát giác rằng mình đã từng bị xâm hại cho đến nỗi đau đớn và sợ hãi rằng kịch bản kinh hoàng kia sẽ một lần nữa lặp lại đã lấy đi của con tất cả.

Với những em bé không thể phục hồi được tâm trí và cơ thể sau những vụ xâm hại tình dục, cuộc sống chấm dứt ngay từ khi vừa bắt đầu. Một đứa trẻ lành lặn, xinh đẹp, khỏe mạnh bỗng chốc trở thành tật nguyền về cả tầm hồn lẫn thể xác. Nỗi đau đớn đó trẻ sẽ mãi mãi mang theo đến suốt đời.

Cần sửa luật

TS Vũ Thu Hương cho rằng, những điều luật dành cho dạng tội phạm này cần được điều chỉnh với hướng tăng nặng để phù hợp mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này. “Chỉ có một xã hội nghiêm minh, trẻ nhỏ và cả cha mẹ hiểu biết thì mới có thể làm giảm tình trạng nguy hiểm này”.

ThS Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế bày tỏ: Nhân vụ bé gái bị xâm hại trong thang máy, nhiều người nói phải sửa Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS) để đưa tội này vào xử lý hình sự và xử lý nặng. Điều này cần thiết và phải làm. Nhưng theo thực tiễn làm luật ở Việt Nam hiện nay thì quãng độ 10 năm nữa BLHS mới có cơ hội sửa. Tại thời điểm này điều đó là khó có thể làm được. Có một phương án khả thi hơn, dễ dàng hơn và cũng hiệu quả hơn là sửa Luật Trẻ em năm 2016.

ThS. Trần Thị Trang phân tích, việc sửa Luật Trẻ em khả thi hơn là bởi Luật này dù đã được sửa đổi, bổ sung một lần năm 2018 nhưng có một số điểm chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người là: Tuổi trẻ em vẫn là 16 thay vì phải là 18, các quy định về tạo điều kiện và môi trường thuận tiện, an toàn cho trẻ em, dinh dưỡng học đường, game, game online, internet độc hại, bạo lực với và bởi trẻ em.... Thế nên cần phải có một Luật được sửa đổi toàn diện thay thế cả Luật 2016 và 2018.

Dễ dàng hơn bởi đây là Luật nằm trong nhóm pháp luật dân sự, hành chính, độ khó và độ phức tạp không như BLHS; có sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ, cung cấp bằng chứng khoa học và kinh nghiệm của nhiều tổ chức khoa học, bảo vệ quyền trẻ em trong nước và thế giới, chi phí xây dựng và thực thi Luật thấp....

Hiệu quả hơn là bởi Luật Trẻ em có thể bổ sung nhiều chế tài hành chính tư pháp, biện pháp xã hội ngay trong luật đối với các hành vi xâm hại trẻ em rất hiệu quả mà việc bỏ tù vài năm chưa chắc đã “nghiêm khắc” bằng: Cấm tiếp xúc suốt đời; cấm xuất hiện tại một số địa điểm công cộng; công khai hình ảnh kèm thông tin vi phạm tại nơi cư trú và trên phương tiện truyền thông; buộc xin lỗi công khai, lao động công ích....

Các biện pháp này còn đáng sợ hơn bỏ tù vì nó được dư luận xã hội giám sát, lên án, kỳ thị và ruồng bỏ. Việc xác định vi phạm, quyết định biện pháp xử lý cũng đơn giản và nhanh chóng hơn thông qua các thủ tục hành chính tư pháp thay vì tố tụng, chỉ cần trao quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện trở lên là được.

Cần sửa luật để bảo vệ trẻ em ảnh 2

Dạy trẻ “Quy tắc vòng tròn” trong ứng xử


Dạy trẻ “Quy tắc vòng tròn” trong ứng xử

Để trẻ có những phản ứng cần thiết, kịp thời khi bị sàm sỡ, xâm hại, TS  Vũ Thu Hương đưa ra “Quy tắc vòng tròn”. Theo quy tắc này, với người ruột thịt (bố, mẹ đẻ, anh chị em ruột), trẻ được quyền (hoặc cho phép) vòng tay ôm hôn, bế ẵm. Vòng tròn tiếp theo dành cho người thân cận như bà con họ hàng, thầy cô, bạn bè, bé được quyền nắm tay, cho phép vuốt tóc, vỗ vai. Vòng tròn thứ ba là người quen (hàng xóm tin cậy, bạn đồng nghiệp của cha mẹ, đã được gia đình sàng lọc), trẻ được quyền bắt tay. Vòng tròn thứ tư của người lạ, bé chỉ cần vẫy tay chào, tạm biệt. Ngoài tất cả vòng tròn này, với những “người đáng ngại”, bé xua tay không tiếp xúc.

Đối với tình huống cụ thể khi trẻ đi trong thang máy, TS  Hương đưa ra một số lời khuyên để phụ huynh có thể dạy con. Đó là đứng sát bảng điều khiển, khi thấy nguy hiểm lập tức bấm tất cả các nút và bấm nút báo động. Sau đó, lập tức con ngồi thụp xuống theo thế ngồi “Quả núi”. Với thế ngồi này, kẻ đó ko dễ làm gì con được. Hai tay ôm chặt lấy chân và đầu vùi vào đùi. Giữ thật chắc chắn cho đến cửa mở ra thì vùng đứng dậy, chạy và hét thật to.

Các mẹ đừng dạy con đánh lại kẻ dâm ô trong thang máy vì không gian quá hẹp, con rất khó thoát. Nếu con đánh lại, kẻ đó có thể nổi xung lên hành hung hoặc xâm hại con. Điều đó sẽ gây nguy hiểm cho các con.

Kỹ năng phòng chống tự vệ cho trẻ không thể làm trong một ngày, một giờ mà phải thực hiện nhiều lần đến thuần thục tại gia đình và nhà trường. Phụ huynh cần tập luyện cho con dưới tình huống giả thiết trẻ sẽ làm gì khi gặp kẻ xấu, thay vì dọa dẫm trẻ về nguy cơ xâm hại, trên tinh thần để học sinh vui vẻ tập luyện với tâm lý thoải mái.

Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con tuyệt đối không đi theo người lạ. Các con phải biết chạy tới chỗ chú công an, người lớn tuổi nếu bị kẻ lạ đi theo, nói chuyện với họ và nhờ đưa về nhà. Kẻ có ý định xấu sẽ nghĩ trẻ gặp người thân và bỏ đi. Ở nơi có người, nạn nhân có thể hét thật to khi bị người lạ động vào vùng kín, TS Hương nhấn mạnh.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.