Canada giải bài toán năng suất lao động để tránh sa lầy tăng trưởng kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
Vấn đề năng suất lao động của Canada vẫn tiếp tục là đề tài nóng khi các nhà kinh tế hàng đầu của nước này cảnh báo tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi nước này báo cáo 13 quý sụt giảm năng suất và chỉ số này đang quay trở lại mức của năm 2016.
Canada giải bài toán năng suất lao động để tránh sa lầy tăng trưởng kinh tế

Tại hội nghị bàn về tăng trưởng kinh tế hằng năm với sự tham dự của các chuyên gia kinh tế đầu ngành ngày 11/4, Giáo sư Trevor Tombe thuộc Đại học Calgary đánh giá trong 8 năm qua, mức độ tăng trưởng năng suất tại Canada chưa bao giờ chậm đến thế. Vấn đề này đang ngày càng trở nên tồi tệ nên việc ứng phó ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Năng suất lao động của Canada đã giảm trong 13 quý vừa qua và hiện đã trở lại mức tăng trưởng của năm 2016.

Một số chuyên gia khác cho rằng Canada đang sa lầy trong vấn đề tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và mức sống yếu kém. Nguyên nhân là do nước này có quá nhiều nhân công lao động nhưng lại có quá ít vốn và thiếu đầu tư cho máy móc thiết bị để những người lao động có thể làm việc hiệu quả hơn.

Theo Andrew Coyne, việc đầu tư trang thiết bị, huyết mạch của sự tăng trưởng, đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Chuyên gia của Viện Howe C.D. này đưa ra tính toán rằng trung bình một công nhân ở Canada được đầu tư ít hơn so với năm 2014. Nền kinh tế Canada chỉ đầu tư khoảng 14.800 USD vốn mới trên mỗi một người lao động trong năm 2022, bằng 1/2 mức đầu tư cho người lao động tại Mỹ và 3/4 mức đầu tư của các nước khác trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Năng suất lao động thấp phản ánh GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người được tạo ra trong mỗi giờ lao động thấp và điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền hay mức sống của người dân Canada. Điều này có nghĩa là người Canada phải làm việc nhiều thời gian hơn nhưng lại sản xuất ra ít hàng hóa dịch vụ hơn so với các quốc gia tương đương trong OECD. Số liệu của Howe C.D. cho thấy năng suất của Canada hiện chỉ ở mức 79% so với nước Mỹ và do đó, GDP bình quân đầu người của nước này chỉ bằng 77% so với Mỹ. Hai nhà kinh tế học Kaylie Tiessen của Unifor và Dan O’Brien của Viện các vấn đề quốc tế và châu Âu nhận xét người Canada đang lao động cực nhọc hơn trong khi những người lao động ở các quốc gia khác lại làm việc một cách thông minh hơn.

Vấn đề năng suất lao động từng được Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Carolyn Rogers đề cập khi bà đưa ra cảnh báo về mức năng suất tụt hậu của Canada và những tác động của tình trạng này đối với lạm phát.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).