Căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Azerbaijan và Armenia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Azerbaijan đã thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, gây phản ứng từ phía Yerevan.
Quân đội Azerbaijan đứng gác tại một trạm kiểm soát ở hành lang Lachin năm 2022. Ảnh: SCMP.
Quân đội Azerbaijan đứng gác tại một trạm kiểm soát ở hành lang Lachin năm 2022. Ảnh: SCMP.

Quan hệ giữa Azerbaijan và Armenia leo thang căng thẳng sau khi Baku ngày 23/4 thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối Armenia với khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, gây phản ứng từ phía Yerevan.

Cơ quan biên phòng Azerbaijan cho biết lực lượng này đã thiết lập một trạm kiểm soát trên biên giới bên trong lãnh thổ nước này, lối vào tuyến đường Lachin-Khankendi (phía Armenia gọi là Stepanakert).

Bộ Ngoại giao Azerbaijan khẳng định hành động này của Baku là hợp pháp.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Armenia cho rằng việc Azerbaijan thiết lập trạm kiểm soát trên là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đã đạt được năm 2020.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ “lấy làm tiếc” trước những vụ đụng độ vũ trang xảy ra hôm 11/4 khiến nhiều quân nhân Armenia và Azerbaijan thiệt mạng và bị thương ở biên giới hai nước ở khu vực Tegh.

Trong tuyên bố ngày 12/4, người phát ngôn EU nhấn mạnh vụ việc trên một lần nữa cho thấy trong trường hợp không có biên giới phân định, đường ranh giới năm 1991 phải được tôn trọng. Lực lượng của mỗi bên phải rút về khoảng cách an toàn khỏi đường ranh giới này để ngăn chặn bất kỳ sự cố tương tự nào xảy ra.

Theo EU, các cam kết trước đây phải được tôn trọng, bao gồm cả những cam kết đã đạt được tại Prague (Séc) hồi tháng 10/2022 liên quan đến việc công nhận lẫn nhau về toàn vẹn lãnh thổ theo Tuyên bố Almaty năm 1991.

EU cũng kêu gọi Yerevan và Baku tăng cường đàm phán phân định biên giới, đồng thời tiếp tục sẵn sàng hỗ trợ tiến trình này.

EU nhắc lại lời kêu gọi kiềm chế và giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Brussels sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực như vậy, kể cả ở cấp cao nhất cũng như thông qua sự hiện diện của phái bộ EU tại Armenia.

Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.

Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.

Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp.

Hồi tháng 5/2022, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.