Vừa qua, cô gái trẻ có biệt danh Xiao Wu, 21 tuổi, ở Đông Quan, Trung Quốc được chẩn đoán là bị mù. Sau nhiều giờ chơi game trên điện thoại, Wu bắt đầu cảm thấy có gì đó trong mắt khi cầm điện thoại lên. Cô đã khóc cả đêm vì sợ hãi, sau đó cô được đưa đến bệnh viện vào sáng hôm sau.
Sau khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán mắt bị tắc động mạch võng mạc (RAO). Đây là hiện tượng thường thấy ở người cao tuổi, là tình trạng đồng tử mắt bị giãn, mất phản xạ ánh sáng trực tiếp và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Các bác sĩ điều trị cho Wu cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mắt của Wu đã phải chịu đựng sự mệt mỏi quá mức khi cứ nhìn chằm chằm vào máy tính hoặc điện thoại di động trong suốt thời gian dài.
Wu cho biết, cô đã cảm thấy sợ và tiếc nuối vì không nghe lời nên phải nhận hậu quả đau lòng này.
Theo các chuyên gia, ngoài ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài cũng là nguy cơ gây ra một số các bệnh nguy hiểm như tăng nguy cơ đau mãn tính, trầm cảm, nguy cơ vô sinh ở nam giới, nguy cơ bị ung thư.. Vì vậy, mọi người hãy điều chỉnh việc sử dụng điện thoại để tránh gặp phải những hậu quả trên.
Những điều cần lưu ý khi dùng điện thoại
- Không dùng điện thoại quá 1,5 giờ trước khi ngủ: Khi dùng điện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi, đầu óc căng thẳng khiến giấc ngủ chập chờn, lâu dần sẽ khiến bạn bị mất ngủ thường xuyên.
- Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại: Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.
- Điều chỉnh độ sáng của màn hình: Điều chỉnh độ sáng của màn hình điện thoại đến mức thấp vừa phải có thể nhìn rõ chứ không nên để tối quá hoặc sáng quá, sẽ ảnh hưởng tới mắt.
- Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt: Không để màn hình đối diện thẳng vào mắt, bởi ánh sáng màn hình luôn chiếu thẳng chứ nó không tự “uốn cong” sang chỗ khác được.
Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.