Cảnh giác với 'đầu tư ngoại hối quốc tế' trên không gian mạng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 29/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện, trên môi trường không gian mạng xuất các sàn giao dịch ngoại hối trái phép, thu hút nhiều người tham gia đầu tư.

Thời gian đầu, các sàn này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, chúng sẽ tư vấn để "con mồi" nạp tiền nhiều hơn rồi sẽ khóa tài khoản, không cho rút tiền. Nhiều nhà đầu tư do nhẹ dạ, cả tin, đã "sập bẫy" của các đối tượng lừa đảo và bị mất hàng trăm triệu đồng.

Điển hình như trường hợp chị P (sinh năm 1991, hộ khẩu thường trú tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có nhận được lời mời tham gia "đầu tư ngoại hối quốc tế" qua trang web Lfrdefi.com. Theo quảng cáo, "sàn" có giấy chứng nhận quốc tế, được kiểm định, đánh giá chất lượng, với cam kết kiếm nhiều tiền và lãi suất từ 10 - 30%.

Sau khi được tư vấn, chị P đã nạp 200 triệu đồng nhưng không thể rút được tiền ra. Lúc này chị P mới nghi ngờ mình bị lừa và đến Công an phường Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội) trình báo.

Qua sự việc nêu trên, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thông tin các sàn giao dịch nước ngoài đầu tư với lãi suất cao để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, lừa đảo, gây thiệt hại về tài sản. Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần đến cơ quan công an trình báo để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 18/5, Công an thành phố Hà Nội cũng thông tin, thời gian gần đây, nắm bắt được tâm lý người dân ngày càng quan tâm đến kênh đầu tư chứng khoán, các đối tượng tội phạm đã lập các app lừa đảo trên không gian mạng. Đáng chú ý, do thiếu thông tin, nhiều nhà đầu tư đã bị "sập bẫy", mất hàng trăm triệu đồng.

Điển hình như: Trường hợp chị P (sinh năm 2003, hộ khẩu thường trú tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) có tham gia nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm về chứng khoán. Chị P được hướng dẫn tải app “Gold Finger” để đầu tư.

Chị P chơi thử, nạp 27 triệu đồng thì rút được 33 triệu đồng trên app. Thấy lợi nhuận cao, chị P đã nạp thêm hơn 400 triệu đồng để đầu tư nhưng không rút được tiền ra. Sau đó, chị P có liên hệ bên quản lý app thì được yêu cầu đóng phí 10% mới được rút tiền. Thấy có dấu hiệu lừa đảo, chị P đã đến Công an quận Đống Đa trình báo sự việc.

Trước tình trạng trên, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app không rõ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo.

Đối tượng N.P.T tại cơ quan công an.
Hà Nội: Xử phạt đối tượng nhắn tin 'bắt cóc, tống tiền' giả
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc đối tượng nhắn tin "bắt cóc, tống tiền" giả, Công an quận Hai Bà Trưng đang củng cố hồ sơ, tài liệu để xử phạt hành chính đối với N.P.T (sinh năm 1991, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu đề ra cả năm 2023
(Ngày Nay) -  Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt khách, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 15,7 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, tăng 66,9% với cùng kỳ năm trước.
Israel mở lại cửa khẩu với Dải Gaza
Israel mở lại cửa khẩu với Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Israel cho biết đã mở lại cửa khẩu Erez với Dải Gaza, cho phép lao động Palestine nhập cảnh qua lại vào Israel sau 2 tuần đóng cửa do các cuộc biểu tình bạo lực.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến phố Thủ đô
Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến phố Thủ đô
(Ngày Nay) - Mưa lớn kéo dài từ đêm đến sáng 28/9/2023, trên địa bàn Hà Nội đã gây ngập tại nhiều tuyến phố, khu dân cư. Tình trạng giao thông tắc nghẽn giữa mưa lớn khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân Thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đao 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.
Tổ chức Hội thảo 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN'
(Ngày Nay) - Sáng ngày 28/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và TPCN: Thực trạng và giải pháp” tại Nha Trang để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.