Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc kêu gọi trách nhiệm giải trình 'thảm họa' leo thang ở Myanmar

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bạo lực liên tục leo thang trên tại Myanmar, bao gồm nhiều cuộc tấn công vào dân thường, nhà thờ, bệnh viện. Người đứng đầu Cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc, bà Michelle Bachelet cho biết hôm 11/6 rằng vụ thảm họa nhân quyền tại quốc gia này đang trở nên ngày một sâu sắc.
Một trại dành cho IDP (người di dời nội bộ) ở miền bắc Myanmar. (Ảnh: UNICEF)
Một trại dành cho IDP (người di dời nội bộ) ở miền bắc Myanmar. (Ảnh: UNICEF)

Lời kêu gọi của bà Bachelet được đưa ra sau các báo cáo về việc tăng cường điều động quân đội ở nhiều vùng của Myanmar, bao gồm bang Kayah phía Đông, nơi hơn 108.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa trong vòng ba tuần qua và ở bang Chin phía Tây nước này.

Điều này trái với cam kết hồi tháng 4 của các nhà lãnh đạo quân sự Myanmar với các cường quốc khu vực ASEAN, nhằm chấm dứt bạo lực tàn bạo đối với dân thường diễn ra sau cuộc đảo chính ngày 1/2.

“Như tôi đã lo sợ, xung đột vũ trang và bạo lực khác đang gia tăng ở nhiều vùng của Myanmar, bao gồm cả bang Kayah, bang Chin và bang Kachin, với tình hình bạo lực đặc biệt dữ dội ở các khu vực có các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo.”

- Bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc

Bà Bachelet cho biết lực lượng an ninh nhà nước đã tiếp tục sử dụng vũ khí hạng nặng, bao gồm cả các cuộc không kích, nhắm vào các nhóm vũ trang khác và vào dân thường, các đối tượng dân sự, bao gồm cả các nhà thờ Thiên chúa giáo. Cao ủy Nhân quyền LHQ trích dẫn các báo cáo đáng tin cậy rằng các lực lượng an ninh đã sử dụng dân thường làm lá chắn, nổ súng vào nhà dân và nhà thờ ở Loikaw, Phekon và Demoso, thuộc bang Kayah. Nhiều báo cáo cho thấy các bệnh viện, trường học và cơ sở tôn giáo khác cũng bị lực lượng an ninh Nhà nước xâm nhập, chiếm đóng và phá hoại.

Bà Bachelet nhấn mạnh rằng các binh sĩ đã chặn đường tiếp cận nhân đạo, bao gồm cả việc tấn công các tổ chức nhân đạo. Cao ủy Nhân quyền LHQ cảnh báo rằng “các vụ bắt bớ rộng rãi” vẫn tiếp tục xảy ra đối với các nhà hoạt động, nhà báo và những người phản đối chế độ. ít nhất 4.804 người vẫn bị bắt và giam giữ tùy tiện. Quân đội thậm chí áp dụng hành vi tra tấn và trừng phạt tập thể các thành viên trong gia đình của các nhà hoạt động, có thể kể đến báo cáo về việc một người mẹ của một nhà hoạt động đã bị kết án ba năm tù thay cho con trai bà vào ngày 28/5.

Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc kêu gọi trách nhiệm giải trình 'thảm họa' leo thang ở Myanmar ảnh 1

Một nhóm người ở Yangon thể hiện sự ủng hộ của họ đối với Myanmar. (Ảnh: Unsplash/Saw Wunna)

Cao ủy Nhân quyền lên án: “Chỉ trong hơn bốn tháng, Myanmar đã từ một nền dân chủ mong manh trở thành một thảm họa nhân quyền. Ngoài thiệt hại về nhân mạng, người dân còn bị ảnh hưởng nặng nề đến các quyền kinh tế và xã hội. Lãnh đạo quân đội chịu trách nhiệm duy nhất cho cuộc khủng hoảng này, và phải chịu trách nhiệm."

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) lưu ý rằng kể từ khi quân đội tiếp quản, ít nhất 860 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh, hầu hết trong bối cảnh các cuộc biểu tình. Người phát ngôn của OHCHR, bà Ravina Shamdasani, cho biết hơn 100 “lực lượng phòng vệ nhân dân” và các nhóm vũ trang đối lập cũng hoạt động trên khắp đất nước, mặc dù “có rất ít quyền chỉ huy tập trung”.

Trong tuyên bố của mình, bà Bachelet kêu gọi sự “tăng cường” ngoại giao khu vực, bao gồm cả khối cường quốc khu vực ASEAN và các quốc gia có ảnh hưởng khác, kiên quyết chấm dứt ngay lập tức bạo lực và các hành vi vi phạm đang diễn ra tại Myanmar. Cao ủy lưu ý rằng bà dự định sẽ cập nhật cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về tình hình ở Myanmar vào ngày 7/7.

Theo United Nations
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.