Nhà báo Mỹ bị giam giữ ở Myanmar khi chuẩn bị lên máy bay về nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gia đình nhà báo Danny Fenster đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng cho tính mạng của anh, sau khi Danny bị chính quyền bắt giữ tại sân bay quốc tế Yangon. Đây là vụ mới nhất trong số hàng chục phóng viên và biên tập viên bị bắt kể từ cuộc đảo chính.
Các nhà báo ở Myanmar đã bị bắt trong cuộc đàn áp khi chính quyền cố gắng thắt chặt kiểm soát luồng thông tin. (Ảnh: AFP)
Các nhà báo ở Myanmar đã bị bắt trong cuộc đàn áp khi chính quyền cố gắng thắt chặt kiểm soát luồng thông tin. (Ảnh: AFP)

Danny Fenster, biên tập viên của tờ Frontier Myanmar bị chính quyền đưa đến nhà tù Insein ở Yangon. Trong một tuyên bố, Frontier Myanmar cho biết: “Chúng tôi không biết lý do Danny bị giam giữ và không thể liên lạc được với anh ấy kể từ sáng nay. Chúng tôi lo lắng cho sức khỏe của Danny, và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho anh. Các ưu tiên của chúng tôi lúc này là đảm bảo an toàn và cung cấp cho Danny bất cứ sự trợ giúp nào mà anh ấy cần”.

Hơn 70 nhà báo đã bị quân đội bắt giữ trong những tháng gần đây, nước nhằm dập tắt thông tin về các cuộc biểu tình chống đảo chính và về sự thống trị mang tính khủng bố mà lực lượng an ninh đã gây ra cho cộng đồng.

Quân đội đã thu hồi giấy phép của một số nhà xuất bản, đột kích các văn phòng báo chí và công bố lệnh bắt giữ các phóng viên. Nhiều tờ báo vẫn tiếp tục đưa tin bất chấp những động thái này của chính quyền.

Nathan Maung, tổng biên tập của Kamayut Media và là một công dân Mỹ, cũng đang bị giam giữ tại nhà tù Insein. Các nhà báo tự do Robert Bociaga của Ba Lan và Yuki Kitazumi của Nhật Bản, gần đây cũng đã bị giam giữ và trục xuất. Theo nhóm vận động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tổ chức theo dõi các vụ bắt giữ ở Miến Điện, 48 nhà báo vẫn đang bị quân đội giam giữ.

Hôm thứ Hai, gia đình một nữ nhà báo Kay Zon Nway của trang tin Myanmar Now, người đã bị giam giữ gần ba tháng trước, cho biết họ ngày càng lo lắng cho sức khỏe của cô. Gia đình nữ nhà báo đã bị từ chối cho phép gặp mặt người thân. Nữ nhà báo bị buộc tội theo Mục 505a của Bộ luật Hình sự, trong đó phạm tội đăng tải các bình luận "gây sợ hãi" hoặc lan truyền "tin tức sai sự thật", và có thể phải đối mặt với ba năm tù.

Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Thái Lan lên án mạnh mẽ việc đàn áp các nhà báo, vi phạm "quyền tự do ngôn luận ở Myanmar, và cần bị lên án rộng rãi".

Theo The Guardian
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.