Đoạn đứt nằm trên phân đoạn S1H, tức là đoạn rẽ từ đường truyền quốc tế vào Vũng Tàu (VTU). Hiện trạm VTU đang tiến hành các thao tác để xác định vị trí cụ thể.
Chưa thể cho biết thời gian cụ thể để khắc phục, song đơn vị điều hành cho biết việc này sẽ ảnh hưởng tới dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam.
AAG là một trong 4 tuyến cáp quang biển của Việt Nam hiện nay và là tuyến lớn nhất có chiều dài hơn 20.000km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây. Tuyến cáp quang này là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, ký thỏa thuận triển khai vào ngày 27/4/2007, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT.
Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG |
Đây cũng là tuyến cáp quang trọng yếu kết nối Đông Nam Á với Mỹ, Australia, Ấn Độ, Châu Âu và châu Phi. Các ISP Việt Nam cũng đều sử dụng tuyến cáp AAG này để kết nối quốc tế.
Theo thống kê thì tuyến cáp AAG này được đưa vào khai thác từ 10/11/2009 và đến nay đã đứt khoảng 8 lần. Trong năm 2014, đã có 2 lần tuyến cáp quang này bị đứt vào tháng 7 và tháng 9. Trong sự cố tháng 7/2014, sau gần 2 tuần, sự cố mới được khắc phục.
Như vậy sau đúng 3 tháng, tuyến cáp quang này lại gặp sự cố ngay đầu năm 2015. Tuyến cáp quang này bị đứt dẫn đến ảnh hưởng tới nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong nước cũng như nước ngoài cùng khai thác trên tuyến cáp quang biển này.
Cụ thể, tại Việt Nam , ngoài VNPT, các doanh nghiệp như Viettel, FPT... đều cùng khai thác trên tuyến cáp quang AAG. Việc đứt cáp biển xảy ra có nhiều nguyên nhân khác nhau như bão, do neo tàu biển vướng và các nguyên nhân bất khả kháng khác... việc khắc phục cũng phụ thuộc vào rất nhiều đầu mối các tổ chức viễn thông và doanh nghiệp khác nhau.
>>>Xem thêm:
Dự kiến thời gian sửa cáp quang biển AAG có thể lên đến 1 tháng