Cáp treo Fansipan Sa Pa- những 'kỷ lục' lặng thầm

(Ngày Nay) - Cáp treo Fansipan Sa Pa đã tạo nên những kỷ lục cho Lào Cai và xa hơn nữa là cho Việt Nam. Phía sau những kỷ lục đó là những “kỷ lục thầm lặng” của những con người đã tạo nên công trình thế kỷ.
Cáp treo Fansipan Sa Pa- những 'kỷ lục' lặng thầm

Tôi trở lại Sa Pa trong một ngày mưa phùn và sương mù dày đặc. Đúng như mường tượng của tôi, sau hơn một năm cáp treo đi vào hoạt động, Sa Pa nhộn nhịp và cuốn hút hơn hẳn.

Tôi đang so sánh Sa Pa với ngày tôi đặt chân đến lần đầu, cách đây hơn 4 năm trước, để đo đạc bản đồ địa hình, khảo sát cho việc xây dựng tuyến cáp treo dài nhất thế giới này.

Ngày ấy…

Mỗi đợt đi tuyến, anh em chúng tôi cùng hơn chục thanh niên dân bản phải chuẩn bị cả vài ngày trước đó, nào chăn màn, giày ủng, túi ngủ, gạo, mắm muối, cá khô, máy móc đo đạc, thuốc men và… tinh thần thép, vì phải mất hơn 11 giờ leo rừng không nghỉ thì mới mong tiếp cận đỉnh Fansipan trước khi đêm lạnh.

Tuyến cáp treo đã làm nên những kỷ lục, 15 phút lên tới nóc nhà Đông Dương, thay cho những chuyến đi kéo dài cả vài ngày mà tôi vừa nhớ đến. Về phần chúng tôi, những người đo đạc khảo sát tiền trạm cũng đã có những ''kỷ lục'' ở đây, cho cuộc đời mình

Một chuyến leo từ đỉnh Fansipan - bệnh viện Sapa. Trong 3 giờ.

Khi đối diện tính mạng, giữa ranh giới sự sống và cái chết, chúng tôi đã làm thế.

Hôm ấy, đội khảo sát chúng tôi gồm Chú Minh, A Sử và tôi cùng với 6 anh em nhà cung cấp thiết bị bộ đàm lên đường từ mờ sáng. Chuyến đi kết hợp để khảo sát lắp đặt tổng đài cho liên lạc bộ đàm. Tôi gọi chú, xưng tên, vì cháu họ của chú cùng đội khảo sát của tôi và trạc tuổi tôi, tôi gọi theo vậy. Còn chú lại xưng anh, vì chỉ hơn tôi 7 tuổi.

Cáp treo Fansipan Sa Pa- những 'kỷ lục' lặng thầm ảnh 1Tác giả Võ Hoài Quốc

Xuất phát đúng giờ tại Trạm Tôn, đoàn kịp dựng lán ở gần khe cách Nóc nhà Đông Dương chưa đầy 500m. Đã hơn 16 giờ chiều, trong khi mọi người hoàn thiện dựng lán thì tôi cùng chú Minh xuống trụ T4, cố gắng dựng máy định vị các hố đào thăm dò địa chất ở đó. Trời sập tối, mưa phùn, tôi và chú đành quay về lán. Ai nấy ngủ sớm sau bữa cơm tối với cá khô chiên và… nước mưa.

5h30 phút sáng, trời vẫn còn mờ tối. Chú Minh đã dậy và cầm đèn pin ra sau lán bứt dây rừng buộc thêm vào hành lý để lên đỉnh. Đột nhiên, chú chạy vào lán hớt hải với 4 dấu răng chia đều trên bắp tay “người thợ rừng”.

- Quốc ơi mày xem hộ anh với! Rắn gì cắn anh đau tê buốt!

Tôi rọi đèn vào tay chú.

- Ôi! Nguy rồi!

Con rắn phải to lắm, 4 vết răng đối nhau trên bắp tay thế này! Tôi đã vội nghĩ đến sự chẳng lành. Nặn máu từ vết cắn bằng hết sức của đôi tay đang run lẩy bẩy, tôi dặn chú:

-Chú đừng rửa với nước nhé, con sợ rắn lục ý!

Tôi buộc ga rô bên trên vết cắn và quay vào lán vội cuốn hành lý.

- Chú với con.

- Một người nữa.

- Phải xuống núi! Ngay đi!

- Phải mang theo cả con rắn!

Nghe tôi hét lên vậy, chú Minh nhặt vội cái vỏ chai nhựa và chạy ra chỗ cũ. Phút sau đã vào với con rắn trong chai. Loài rắn sau khi tấn công bằng nọc độc, chúng gần như kiệt sức và nhất thời thường không di chuyển xa được.

Nhìn qua hung thủ, một con Lục Hoa xanh đốm vàng với cái đầu to như kẻ đột biến đang há mồm cắn vào thành bình, tôi càng giục gấp.

- Nhanh.

- Ngay đi!

A Sử vẫn còn hớt hải, lóng ngóng. Tôi quát lớn:

- Mày đi theo luôn. Mang đồ của chú Minh. Tao với chú chạy trước.

Tôi và chú Minh theo lối mòn lao về phía bản như ở đường bằng vậy. Chú Minh đang cố chạy, vừa quằn quại trong cơn đau. Tôi chạy giữa và phía sau là A Sử đang thở hồng hộc.

Đợt tuyết rơi 3 ngày trước đã xô đổ những cây cổ thụ, trơ những rễ ngoằn ngoèo đầy rêu, khiến những tầng cây dưới cũng bị đè gãy theo. Lối đi của chúng tôi giờ như một bó củi khổng lồ với những đất, đá tảng treo lơ lửng và cành cây gãy.

Nhưng chúng tôi không thể dừng một giây nào. Vừa chạy tôi vừa gọi điện thoại cầu cứu lần nữa. May thay, có người bắt máy. Người đàn ông cho tôi biết ô tô của Ban Quản lý sẽ đợi ở cửa rừng Trạm Tôn chờ ứng cứu. Tôi tiếp tục chạy, thấy mình đang khóc. Người chú Minh sưng căng đến sát ngực, phải xé cả áo vì sợ sưng chật không cởi kịp. Chú mím cặp môi khô nhợt nhạt cố chịu đựng cơn đau, mắt đã nổi đốm hoa nhưng vẫn còn đủ tỉnh táo để lần theo những vết chém trên thân cây to, chạy qua đoạn rừng dễ lạc nhất.

….

Đã đến Bãi Trâu 1800. Mặt ai cũng bám đầy bùn sình. Ra đến bãi trống vẫn thấy chú Minh chạy khom người, một tay tì sau lưng. Tôi và A Sử vội đến dìu chú. Mặt chú giờ tái nhợt. Nọc rắn đã phát tác, chú bắt đầu khó thở và liên lục kêu đau lưng.

- Cố lên chú ơi! Sắp đến rồi!

Tôi cùng A Sử dìu chú gần như kéo lê suốt đoạn đường rừng còn lại.

Cáp treo Fansipan Sa Pa- những 'kỷ lục' lặng thầm ảnh 2

Nhìn thấy chú Dĩnh và anh lái xe ở cửa rừng, tôi không dám tin mình đã đến đường lộ. Dìu chú Minh nằm trên ghế sau xe, chúng tôi phóng hết tốc độ có thể hướng về bệnh viện huyện Sa Pa, bỏ lại A Sử lúi húi, ngơ ngác với đống đồ đạc lỉnh kỉnh.

Nằm trên giường bệnh, chú Minh vẫn còn tỉnh để cố cởi nửa cái áo rách còn vắt lại trên người. Nửa người chú gần như không cử động được vì sưng căng như một trái bóng, căng cứng đến gần dưới ngực, bàn tay khỏe mạnh giờ đen thâm như một nải chuối rừng luộc chín. Phía tay kia là những dây nhợ và kim tiêm truyền dịch.

Chúng tôi ngồi thần người trên ghế nhựa, chỉ biết lo lắng và chờ đợi. Đến quá trưa, bác sỹ đã ghi đến dòng thứ 4 trên bệnh án treo đầu giường bệnh tên những bình dịch đã truyền cho chú Minh. Huyết áp chú bắt đầu bất thường và mắt trắng dã, lơ mơ. Tôi nhìn bác sĩ có ý hỏi tình hình, thấy vị bác sỹ trẻ lắc đầu:

- Còn nước còn tát. Tôi không nói trước được. Nhưng khuyên cậu nên xin chuyển xuống viện tỉnh để có thiết bị cứu anh trong tình trạng xấu hơn sắp tới.

Tôi hội ý nhanh với chú Dĩnh và lập tức xin xe chuyển viện. Chú Minh đã không còn ngồi được. Nằm trên băng ca chờ xe ở cửa ra cuối hành lang, chú với tay tôi, thều thào:

- Quốc ơi!

- Đừng vội nói với gia đình anh.

- Con gái anh mới sinh em bé 2 ngày, không được…

Tôi thừ người trong lo sợ vì mắt chú đã trợn ngược, vô hồn. Chú lả xuống trong tay tôi. Khẽ khua tay tôi, chú muốn nói gì đó, tôi ghé tai mà bủn rủn cả người:

- Củ hoa huệ đỏ anh em mình đào ở ga đi hôm nọ vẫn ở trong ba lô.

- Em trồng nơi mộ cho anh nếu...

- Anh không thấy gì nữa, trắng xóa rồi Quốc ơi!

Rồi chú lịm đi hẳn.

Xe cấp cứu chạy gấp về hướng Lào Cai. Qua khỏi đoạn dốc Ba Tầng, tôi không chịu thêm được nữa. Xin số điện thoại của anh y tá mà tay tôi không bấm được. Hai lượt leo Fansipan chiều qua và sáng nay đã vắt kiệt sức tôi, cộng với lo lắng và không ăn gì, có lẽ tôi bị tụt canxi. Tay chân tê buốt và co lại, miệng tôi như tê cứng:

- Cho em xuống đây bác ạ.

- Nhờ bác giúp bệnh nhân chạy trước. Em theo sau ngay cùng xe của Ban quản lý.

Tôi mở cửa và gieo mình xuống vệ đường, “gieo” đúng nghĩa đen vì lúc đó tôi không còn bước chân được, cứ lê thân ra khỏi cửa xe và… rơi xuống. Nằm dựa vào cọc tiêu lộ giới một hồi, tay chân mới đỡ tê. Tôi cố duỗi chân và nắn từng ngón tay rồi cố đứng dậy được. Vài người dân bản bán khóm bên kia đường dìu tôi sang căn chòi của họ và cắt vội cho tôi lát khóm. Tôi ăn và xin lát nữa. Cố đưa lát khóm lên miệng thì xe của Ban Quản lý đã lấp ló trên đầu dốc. Tôi vứt đấy, trườn ra vẫy xe rồi đi theo luôn mà không kịp cảm ơn chú bán khóm. Chắc họ sẽ thông cảm vì nghĩ tôi say rượu, vì từ lúc rời xe cứu thương cho đến suốt dọc đường xuống Bệnh viện tỉnh Lào Cai, tôi gần như không nói được, mắt nhắm nghiền.

Bệnh viện Lào Cai trước mặt, tôi chạy vào cửa cấp cứu. Chú Minh vẫn chưa tỉnh. Tôi chạy ngược ra xe cấp cứu tìm con rắn trong chai nhựa đã méo mó vì những lần chúng tôi té ngã dọc đường dài trong rừng, mang vào cho bác sĩ xem. Họ săm se con rắn và kháo nhau thay vì lo việc cứu người, làm tôi sốt ruột, nổi nóng, quát ầm lên.

Tôi lại nghĩ đến tình huống xấu nhất và quyết định gọi cho gia đình chú Minh.

Vợ chú Minh, một phụ nữ dân tộc Thái, đến cùng một người cháu họ. Trong chiếc gùi mây là một nắm lá rừng cùng mấy tép củ sả. Tôi báo với bác sĩ rằng người nhà sẽ cho chú Minh uống nước từ củ sả và đắp lá rừng. Bác sĩ gật đầu ngay mà không nói thêm gì. Tôi hiểu họ đã bất lực.

Chúng tôi ở lại bệnh viện thêm một đêm. Sáng ra, nhìn chú Minh người đã căng to xuống tận đùi, lại nhận thêm những cái lắc đầu của bác sĩ. Chúng tôi hội ý rồi đưa chú về bản Thái theo quyết định của vợ chú sau khi nói chuyện điện thoại với một thầy lang. Cô tin rằng vị thuốc gia truyền có thể cứu chú.

Đưa chú lên xe về bản mà chúng tôi chỉ biết lo âu và cầu nguyện. Thật may thuốc chữa rắn cắn của người Thái đã cứu chú.

Tôi vẫn gọi cho chú vài lần một ngày và thuật lại cho anh em trong đội đang ngóng tin. Mỗi tin tức về chú là động lực để anh em tôi lại tiếp tục những chuyến leo tuyến, vì công việc vẫn phải được hoàn thành đúng hạn. Ai cũng vui mừng khi chú khỏe lên từng ngày. Thuốc lá rừng đã giữ cánh tay chú không bị hoại tử sau vết cắn, và 14 ngày sau đó, chú đã ngồi câu cá ở ao nhà thầy thuốc, bảo tôi rằng: “Chú sắp ''xuất viện''”.

Những củ hoa huệ đã mọc được hai, ba lá, xanh và khỏe mạnh như lưỡi dao của những thợ rừng. Chú còn đùa: ''Vẫn chưa có chỗ trồng đâu mày ạ!''.

Cáp treo Fansipan khai trương, nhận liền hai kỷ lục thế giới: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m. Còn chúng tôi lại có những kỉ lục, cho riêng mình: Chuyến làm xa nhà nhất; Chuỗi ngày xa nhà lâu nhất; Những người trú lại đỉnh Fansipan dài ngày nhất; Và…chuyến vượt rừng leo Fansipan trong thời gian ngắn nhất, may mắn nhất.

Mỗi khi nhìn thấy những cabin cáp treo lơ lửng, nhìn nụ cười của từng người già, trẻ nhỏ, tôi lại nhớ những tháng ngày xưa ấy và tự hào về những kỷ lục thầm lặng của chúng tôi, về  Sun World Fansipan Legend ngày nay.

Võ Hoài Quốc - Cán bộ trắc đạc Cáp treo Fansipan Sapa

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.