'Cha đẻ' Internet: 'Vẫn còn 2,2 tỷ thanh niên chưa được kết nối'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bức thư để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32 của Internet, người sáng lập Tim Berners-Lee nói rằng việc giúp 2,2 tỷ thanh niên có cơ hội kết nối với mạng Internet nên được coi là ưu tiên hàng đầu.
'Cha đẻ' Internet: 'Vẫn còn 2,2 tỷ thanh niên chưa được kết nối'

Cha đẻ của trình duyệt World Wide Web - Tim Berners-Lee, cho biết quá nhiều người trẻ trên khắp thế giới đang không thể tiếp cận với mạng Internet và việc giúp họ kết nối với thế giới mạng sau đại dịch COVID-19 phải là ưu tiên khẩn cấp.

Cụ thể, người sáng lập World Wide Web cho biết hiện vẫn còn 1/3 dân số thế giới ở độ tuổi 15-24 tuổi chưa được tiếp cận mạng Internet.

“Ảnh hưởng của những người trẻ tuổi được cảm nhận rõ ràng trên các cộng đồng và mạng trực tuyến của họ. Nhưng ngày nay, chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ những khả năng đó. Bởi vì trong khi chúng ta nói về một thế hệ 'người bản xứ kỹ thuật số', vẫn còn quá nhiều người trẻ đang offline và không thể sử dụng mạng Internet để chia sẻ tài năng và ý tưởng của họ", ông Berners-Lee viết.

“Hiện vẫn còn 1/3 thanh niên không có quyền truy cập Internet. Nhiều người khác thiếu dữ liệu, thiết bị và kết nối đáng tin cậy mà họ cần để tận dụng mạng. Trên thực tế, chỉ 1/3 số người dưới 25 tuổi có kết nối Internet tại nhà, theo UNCEF, khiến 2,2 tỷ thanh niên không có quyền truy cập ổn định để học tập trực tuyến trong thời kỳ đại dịch".

Rosemary Leith, người đồng sáng lập Web Foundation cùng Tim Berners-Lee, cho biết quyền truy cập vào mạng Internet phải là quyền cơ bản của những người trẻ tuổi, tương tự như giáo dục.

“Nếu một nửa thế hệ thanh niên không thể sử dụng các công cụ để phát triển mạnh mẽ trong thế giới kỹ thuật số, để học các kỹ năng mới, điều hành doanh nghiệp, xây dựng cộng đồng, tham gia vào các cuộc tranh luận dân chủ, thì toàn xã hội sẽ bỏ lỡ tài năng, ý tưởng", Rosemary Leith lập luận.

Nhu cầu giúp những người trẻ tuổi kết nối với mạng Interntet đã được chứng minh trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi các quốc gia trên thế giới chuyển sang hình thức học từ xa.

Theo The Guardian
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.