Châu Âu thiết lập luật AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các quy định mang tính bước ngoặt của châu u về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có hiệu lực vào tháng 6/2024 sau khi các nước thành viên EU thông qua một thỏa thuận chính trị vào tháng 12 năm ngoái.
Châu Âu thiết lập luật AI

Thỏa thuận này thiết lập một chuẩn mực toàn cầu cho công nghệ AI được sử dụng trong kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.

Đạo luật AI của Liên minh châu u được đánh giá là toàn diện hơn so với tiếp cận AI theo hướng tuân thủ một cách tự nguyện của Mỹ và sử dụng AI mang tính kiểm soát của Trung Quốc.

Cuộc bỏ phiếu của các nước EU diễn ra hai tháng sau khi các nhà lập pháp ủng hộ luật AI do Ủy ban châu u soạn thảo vào năm 2021 (đã được sửa đổi).

Trong bối cảnh các hệ thống AI tạo sinh như ChatGPT của OpenAI và chatbot Gemini của Google ngày càng phổ biến, những lo ngại về việc AI góp phần tạo ra thông tin sai lệch, tin tức giả mạo và tài liệu có bản quyền theo đó cũng gia tăng trên toàn cầu.

Bộ trưởng Số hóa Bỉ Mathieu Michel tuyên bố: “Đây là lần đầu tiên một đạo luật mang tính bước ngoặt được đặt ra để giải quyết thách thức công nghệ toàn cầu, đồng thời tạo ra cơ hội cho xã hội và kinh tế thế giới”.

Châu u nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tin cậy, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khi xử lý các công nghệ mới, đồng thời đảm bảo AI có thể phát triển và thúc đẩy sự đổi mới của Châu u.

Đạo luật AI áp đặt các nghĩa vụ minh bạch nghiêm ngặt hơn đối với các hệ thống AI có rủi ro cao so với các mô hình trí tuệ nhân tạo có mục đích chung.

Theo đó, chính phủ bị hạn chế sử dụng giám sát sinh trắc học theo thời gian thực trong không gian công cộng đối với các trường hợp tội phạm nhất định, ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố và tìm kiếm những người bị nghi ngờ phạm tội nghiêm trọng.

Ông Patrick van Eecke tại công ty luật Cooley (Mỹ) cho biết luật mới sẽ có tác động vượt ra ngoài khối Liên minh châu u. "Đạo luật sẽ có phạm vi tiếp cận toàn cầu. Các công ty bên ngoài EU sử dụng dữ liệu khách hàng EU trong nền tảng AI của họ sẽ phải tuân thủ. Các quốc gia và khu vực khác cũng có thể sử dụng Đạo luật AI để làm hình mẫu”, ông nói.

Mặc dù luật mới sẽ được áp dụng vào năm 2026, nhưng các lệnh cấm sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc chấm điểm công dân, lập chính sách dự đoán và thu thập hình ảnh khuôn mặt không có mục tiêu từ Internet hoặc cảnh quay camera an ninh sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi quy định mới được đưa vào sử dụng.

Các nghĩa vụ đối với các mô hình AI có mục đích chung sẽ được áp dụng sau 12 tháng và 36 tháng đối với các hệ thống AI khác.

Mức phạt cho các hành vi vi phạm dao động từ 7,5 triệu euro (khoảng 207 tỷ đồng) đến 35 triệu euro (khoảng 967 tỷ đồng) hoặc 1,5% đến 7% doanh thu tùy thuộc vào loại vi phạm.

Theo Reuters
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Hội Người cao tuổi Việt Nam và tỉnh Hải Dương đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2024. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam Lê Thành Long.
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
(Ngày Nay) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Viettel đã hỗ trợ chuyển đổi hơn 8 triệu thuê bao lên thiết bị 4G trên cả nước. Hiện tại, trên toàn mạng Viettel còn khoảng 500.000 thuê bao sử dụng máy 2G. Dự kiến, Viettel sẽ hoàn thành xong việc chuyển đổi cho số lượng khách hàng này trước ngày 15/10 – thời điểm tắt sóng 2G.