Chỉ số hạnh phúc - Kim chỉ nam của các chính phủ

(Ngày Nay) - Những chỉ số về việc con người cảm thấy hạnh phúc ra sao đang nhanh chóng trở nên quan trọng tương đương những chỉ số về thu nhập và việc làm. Đây cũng là chỉ số đang ngày một trở nên hữu ích với các nhà lãnh đạo và các chính phủ trong việc điều hành đất nước...
Các tiêu chí về hạnh phúc đang ngày một trở thành những thước đo đáng tin cậy về sự phát triển xã hội (Ảnh minh họa)
Các tiêu chí về hạnh phúc đang ngày một trở thành những thước đo đáng tin cậy về sự phát triển xã hội (Ảnh minh họa)

Hạnh phúc - Chỉ số phát triển đáng tin cậy

Mùa hè năm ngoái, cuộc trưng cầu dân ý Brexit tại Anh đã làm cả thế giới bàng hoàng. Ít người, dù là các chuyên gia trong lĩnh vực chính trị toàn cầu, có thể lường được tình huống này. Các chỉ số kinh tế đều không chỉ ra một nguy cơ biến động chính trị lớn đến vậy. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Anh vào thời điểm đó tăng trưởng ở mức khoảng 2%, tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ có 4,9%. Từ quan điểm thống kê, mọi điều diễn ra có vẻ như ổn.

Chỉ số hạnh phúc - Kim chỉ nam của các chính phủ ảnh 1Hai năm trước khi sự kiện Brexit diễn ra, các nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Gallup cho thấy chỉ số hài lòng của người dân đã ở đà giảm nhanh chóng

Nhưng ở một khía cạnh khác, có một loại chỉ số cho thấy tình hình ở nước Anh không hề ổn: Đó là chỉ số hạnh phúc. Trong khoảng thời gian hai năm trước khi sự kiện Brexit diễn ra, các nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Gallup cho thấy chỉ số hài lòng của người dân đã ở đà giảm nhanh chóng. Trên thực tế, trong khoảng thời gian đó, số người Anh cho rằng cuộc sống của mình đang đi theo hướng tích cực đã giảm tới 15 điểm phần trăm, là mức giảm lớn nhất trong lịch sử nghiên cứu toàn cầu của Gallop.

Brexit không phải sự kiện toàn cầu duy nhất mà trong đó, chỉ số các chỉ số về hạnh phúc thể hiện mối liên hệ đáng tin cậy nhất với các biến động chính trị xã hội. Một ví dụ điển hình có thể kể đến loạt sự kiện dẫn đến cuộc nổi dậy Mùa xuân Arab năm 2011. Trong loạt sự kiện này, ngay cả những chỉ số đáng tin cậy nhất như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay Chỉ số Phát triển Con người Liên Hợp Quốc cũng đã trở nên không còn đáng tin cậy khi không thể hiện được mối liên hệ nguyên nhân - kết quả nào với các cuộc nổi dậy diễn ra ở Ai Cập, Syria, Tunisia và Bahrain. Ở một mặt khác, chỉ số hạnh phúc lại thể hiện được mối liên hệ này. Trong khi GDP trên đầu người tăng trưởng một cách ổn định ở cả 4 nước Arab nói trên trước thời điểm diễn ra các cuộc nổi dậy, thì các chỉ số hạnh phúc đã sụt giảm.

Một xu hướng tương tự đã diễn ra đối với loạt sự kiện dẫn tới cuộc cách mạng Euromaidan năm 2014 ở Ukraine. Kể từ sau cuộc cách mạng này, xếp hạng hạnh phúc của người Ukraine cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới vừa được Liên Hợp Quốc công bố, Ukraine là nước duy nhất châu Âu đang ở trong nhóm cuối bảng, đứng thứ 132 trong tổng số 150 quốc gia được xếp hạng.

Có thể thấy rằng, những chỉ số về việc con người cảm thấy hạnh phúc ra sao đang nhanh chóng trở nên quan trọng tương đương những chỉ số về thu nhập và việc làm. Đây cũng là chỉ số đang ngày một trở nên hữu ích với các nhà lãnh đạo và các chính phủ trong việc điều hành đất nước.

Báo cáo hạnh phúc thế giới 2017

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR) là một báo cáo thường niên của sáng kiến Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững (SDSN) thuộc Liên Hợp Quốc. Kể từ  lần đầu tiên được công bố năm 2012, WHR ngày nay đã trở thành cơ sở của bảng xếp hạng hạnh phúc quốc gia được tin cậy rộng rãi nhất trên thế giới. Cùng với bản báo cáo này, các tiêu chí về hạnh phúc đang ngày một trở thành những thước đo đáng tin cậy về sự phát triển xã hội và được đặt ra như mục tiêu của những người làm chính sách.

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2017, được công bố đúng vào Ngày Quốc tế Hạnh phúc - 20/3, cho thấy bức tranh toàn cảnh về chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ở 155 quốc gia trên thế giới. Xếp hạng được dựa trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, tuổi thọ trung bình và bốn chỉ số khác có được từ các khảo sát toàn cầu. Trong các khảo sát này, người dân được yêu cầu chấm theo thang điểm từ 1 đến 10 cho các nội dung: Mức độ hỗ trợ của xã hội đối với cá nhân khi xảy ra biến cố, khả năng tự do đưa ra các quyết định trong cuộc sống, sự hào phóng của bản thân và cảm nhận cá nhân về tình trạng tham nhũng trong xã hội.

Trong năm nay, Na Uy đã vượt 4 bậc so với năm ngoái và trở thành quốc gia nơi có những người dân hạnh phúc nhất toàn cầu. Đứng ở các vị trí ngay sát sau đó là các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Iceland và Thụy Sỹ. Cả bốn quốc gia được xếp hạng cao nhất đã duy trì chỉ số cao trong tất cả các yếu tố chính cấu thành nên hạnh phúc: Sự quan tâm chăm sóc, sự tự do, sự hào phóng, sự trung thực, sức khỏe, thu nhập và chất lượng quản lý điều hành đất nước.

Tiền bạc không phải là tất cả

Là một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, Na Uy đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên khi vươn lên xếp hạng thứ nhất trong bảng xếp hạng hạnh phúc trong bối cảnh giá dầu sụt giảm. Có nhiều ý kiến cho rằng, lợi nhuận từ dầu mỏ không đóng nhiều vai trò trong việc duy trì các chỉ số hạnh phúc ở mức cao của Na Uy. Bằng việc khai thác chừng mực không chạy theo sản lượng, và đầu tư mọi lợi nhuận có được từ dầu mỏ vào tương lai hơn là dành cho chi tiêu trong hiện tại, Na Uy đã tự bảo vệ được mình khỏi vòng xoáy tăng - giảm mà rất nhiều nền kinh tế giàu tài nguyên khác bị cuốn vào. Điều này rất khó đạt được nếu Na Uy không có sẵn một nền tảng xã hội tốt, nơi chính phủ và người dân có sự tin tưởng lẫn nhau, có mục đích chung và tinh thần cộng đồng cao, có sự hào phóng và trình độ quản lý xã hội tốt.

Chỉ số hạnh phúc - Kim chỉ nam của các chính phủ ảnh 2Các chỉ số hạnh phúc giờ đây không chỉ nằm trong các báo cáo Liên Hợp Quốc, mà đã trở thành kim chỉ nam cho một số chính phủ hoạch định chính sách phát triển của mình

Lý giải cho thứ hạng cao của các nước Bắc Âu, giám đốc SDSN Jeffrey Sachs cho rằng “các nước hạnh phúc là những nước đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa của cải vật chất, được đo đếm theo lối truyền thống, và những của cải vô hình khác của xã hội như sự bình đẳng, niềm tin vào xã hội và vào chính phủ”.

Đối nghịch với Bắc Âu là châu Phi. Cộng hòa Trung Phi đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng hạnh phúc các quốc gia. Cùng đứng trong nhóm cuối bảng là Burundi, Tanzania, Syria và Rwanda.

Hoa Kỳ, đất nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, lại có thứ hạng hạnh phúc đang trên đà ngày càng giảm. Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm nay, Hoa Kỳ xếp thứ 14, thấp hơn một bậc so với năm ngoái. Nhìn rộng ra một thế kỷ trở lại đây, chỉ số hạnh phúc của người dân Mỹ đã giảm 5%. Nhận định về điều này, ông Jeffrey Sachs cho rằng tinh thần cộng đồng, vốn rất mạnh mẽ ở Na Uy, thì đang trên đà suy giảm ở Mỹ.

“Người Mỹ đang trở nên ngày một ích kỷ hơn. Chính phủ Mỹ cũng đang ngày một trở nên tham nhũng. Tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng”, ông Sachs nhận xét. “Đây là một xu hướng đang diễn ra lâu dài và tình hình đang trở nên ngày càng tệ”.

Chuyên gia này cũng cho rằng, với những chính sách kinh tế đang được chính quyền Donald Trump theo đuổi, xếp hạng hạnh phúc của người dân Mỹ nhiều khả năng sẽ còn xuống thấp hơn trong những năm tới.

Hạnh phúc trong công việc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2017 dành một chương để nhấn mạnh về vấn đề chất lượng cuộc sống nơi công sở. Do người trưởng thành dành phần lớn thời gian của mình để lao động kiếm sống, báo cáo năm nay đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề việc làm trong việc quyết định hạnh phúc của cá nhân và đất nước.

Báo cáo cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về mức độ hạnh phúc giữa những người hoạt động trong những ngành nghề và những thể loại công việc, vị trí công tác khác nhau. Người thu nhập cao có xu hướng hạnh phúc hơn, tuy nhiên lương bổng chỉ là một trong những yếu tố quyết định hạnh phúc. Những yếu tố quan trọng khác bao gồm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự đa dạng và mức độ đập lập trong công việc.

"Tổng hạnh phúc quốc gia"

Các chỉ số hạnh phúc giờ đây không chỉ nằm trong các báo cáo Liên Hợp Quốc, mà đã trở thành kim chỉ nam cho một số chính phủ hoạch định chính sách phát triển của mình.

Người tiên phong của các nhà tiên phong chính là quốc gia nhỏ bé Bhutan. Từ những năm 1970, đất nước này đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phải đặt mức độ hạnh phúc của người dân lên trên những thành quả kinh tế khi đánh giá mức độ phát triển của một đất nước. Bhutan là nước đã đưa ra khái niệm về “Tổng hạnh phúc quốc gia”, và cho tới nay là nước đầu tiên và duy nhất áp dụng chỉ số hạnh phúc quốc gia GNH thay vì GDP để đánh giá và hoạch định các chính sách phát triển của mình.

Một quốc gia vùng vịnh là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cũng đi tiên phong trong việc đưa “hạnh phúc” trở thành một trong những nhiệm vụ chính thức và quan trọng của nội các chính phủ. Năm ngoái, đất nước này đã bổ nhiệm Bộ trưởng Hạnh phúc đầu tiên trên thế giới. Bộ trưởng Hạnh phúc có nhiệm vụ phụ trách các kế hoạch, chương trình và chính sách để tạo ra một xã hội hạnh phúc hơn.

Giáo sư Sachs cho rằng, các quốc gia nên theo gương Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất để có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của hạnh phúc.

“Tôi muốn các chính phủ đo đếm hạnh phúc, thảo luận và phân tích về hạnh phúc, để có thể hiểu rằng họ có đang đi đúng hướng hay không”, ông nói.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc về vấn đề này từ tháng 6/2012. 

Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Liên Hợp Quốc quyết định kỷ niệm ngày này theo đề xuất của Vương quốc Bhutan, một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Nam Á, nằm sâu trong lục địa phía Đông dãy Himalaya.

Mỹ đứng ở vị trí thứ 14, giảm một bậc so với năm ngoái. Các siêu cường thế giới khác cũng không thể có chỉ số hạnh phúc cao như khu vực Bắc Âu. Đức đứng ở vị trí thứ 16 liên tiếp trong 2 năm, trong khi Anh ở vị trí thứ 19, Nga tăng 7 bậc lên vị trí thứ 49. Nhật Bản tăng 2 bậc lên vị trí thứ 51, trong khi Trung Quốc tăng 4 bậc lên vị trí thứ 79.

Giám đốc SDSN Jeffrey Sachs cho biết, thứ hạng hạnh phúc của Mỹ bị tụt một bậc so với báo cáo năm 2016 do sự bất bình đẳng, mất lòng tin và tham nhũng. Theo ông, các biện pháp kinh tế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi có thể làm tình hình trầm trọng hơn. “Tất cả bọn họ đều nhắm vào việc tăng sự bất bình đẳng - Giảm thuế cho người giàu, loại nhiều người ra khỏi chương trình chăm sóc y tế, cắt bữa ăn cho người người khuyết tật để tăng chi tiêu quốc phòng. Tôi nghĩ mọi thứ họ đề xuất đều đi sai hướng” - ông Jeffrey Sachs nêu rõ.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.