Chiang Mai: Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian

(Ngày Nay) - Nằm ở phía Bắc Thái Lan, thành phố Chiang Mai (dân số khoảng 131.000 người), hay còn được gọi là '‘Bông hồng phương Bắc", đã được xếp vào danh sách các Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian vào năm 2017.

Chiang Mai: Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian

Được xây dựng vào năm 1296 với tư cách là thủ đô của Vương quốc Lanna cổ xưa. Những người thợ thủ công đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây dựng danh tiếng của Chiang Mai trở thành một trung tâm thương mại giàu có.

Trong suốt nhiều năm, các gia đình làm nghề thủ công đã định cư ở những ngôi làng lân cận quanh thành phố và tiếp tục đóng góp cho ngành thủ công của khu vực. Cho đến hiện tại, đã có tổng cộng 159 doanh nghiệp thủ công được thành lập tại Chiang Mai.

Chiang Mai: Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian ảnh 1

Các nghề thủ công của Chiang Mai có cơ hội được bảo tồn và phát triển khi thành phố gia nhập mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNSECO.

Việc truyền đạt các hoạt động sản xuất đồ thủ công của Chiang Mai, bao gồm đồ gốm, đồ bạc, chạm khắc gỗ, thêu lụa và đồ sơn mài, đã được đưa vào chương trình học của các trường tiểu học và trung học công lập, như các dự án 'Bảo tàng đến trường' hay 'Khu vực của chúng tôi', cả hai đều nhằm mục đích nâng cao nhận thức của trẻ em về lịch sử đồ thủ công và nghệ thuật dân gian của Chiang Mai. Thành phố cũng thúc đẩy các dự án nhằm bảo tồn và phát triển các nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống, bằng cách tổ chức triển lãm Lanna Expo kết hợp giữa các lĩnh vực sản xuất đồ thủ công, ẩm thực và thiết kế.

Kể từ khi tham gia mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO, chính quyền tỉnh Chiang Mai thể hiện cam kết mạnh mẽ nhằm bảo vệ và phát huy di sản của thành phố là thủ công và nghệ thuật dân gian.

Thành phố cũng đã khởi động chương trình khởi nghiệp, sáng kiến "Mỗi tiểu khu, Một sản phẩm", nhằm mục đích hỗ trợ các sản phẩm thủ công được sản xuất tại địa phương được có mặt tại thị trường toàn cầu. Một số lượng lớn các nhà sản xuất quy mô nhỏ, bao gồm từ các cộng đồng dễ bị tổn thương, đã tham gia chương trình này thông qua các hội thảo xây dựng năng lực tiếp thị và truyền thông.

Là một thành phố sáng tạo trông lĩnh vực Thủ công mỹ nghệ và Nghệ thuật dân gian, thành phố Chiang Mai đã đưa ra một số phương hướng phát triển bền vững như: 

Khuyến khích giới trẻ phát triển kỹ năng thủ công và nghệ thuật dân gian, đổi mới và sáng tạo; Hỗ trợ phân phối các sản phẩm thủ công của Chiang Mai, trên thị trường quốc tế để tăng cường điều kiện làm việc và chất lượng cuộc sống của các nhà sản xuất quy mô nhỏ trong nước; Tổ chức diễn đàn về thủ công và nghệ thuật dân gian của Chiang Mai; một nền tảng cho các chuyên gia, học giả và các học viên trong nước và quốc tế trao đổi ý kiến về việc bảo vệ và thúc đẩy các kỹ năng và thực hành truyền thống; Tạo cơ hội cho các nghệ nhân và doanh nhân trẻ, trao đổi và kết nối với các nhà đầu tư quốc tế đáng chú ý thông qua Tuần lễ Thiết kế Chiang Mai; Tăng cường sự công nhận quốc tế đối với các sản phẩm thủ công của Chiang Mai tại các thị trường mới.

Trong tháng 11 tới đây, Hồ sơ đề cử Hà Nội vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo sẽ chính thức được UNESCO xem xét, ghi danh. Lựa chọn Thiết kế là lĩnh vực để ứng cử, Hà Nội có nhiều cơ hội sẽ được UNESCO đưa vào Mạng lưới thành phố sáng tạo của thế giới.

Theo UNESCO
Bình luận
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.