Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người?

Con người làm ra đồ vật. Lẽ đương nhiên con người sẽ xuất hiện trước. Nhưng niên đại chiếc bình cổ Dorchester lại phản bác điều ấy.
Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người?
Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người? - anh 1

Chiếc bình nằm trong số những cổ vật được gọi là oopart (cổ vật vượt thời gian, tức là cổ vật được làm bởi công nghệ vượt bậc không tương xứng với thời điểm nó xuất hiện). Việc nghiên cứu về những cổ vật này thường được thực hiện rồi rơi vào quên lãng có chủ đích.

Khoa học trông có vẻ rất đồ sộ và huy hoàng nhưng dường như nó cũng chưa phát triển đủ để trả lời các ẩn đố mà nền văn minh cổ xưa đã vô tình để lại.

Dorchester là một chiếc bình tinh xảo bằng kim loại có chiều cao 11,4 cm và đường kính 16,5 cm với những vân bạc rực rỡ được chạm nổi, thể hiện tay nghề xuất chúng và sự tập trung cao độ của người chế tác.

Tuy nhiên, lý do chính khiến bình Dorchester trở thành một bí ẩn lớn và thu hút sự chú ý không đơn giản chỉ vì nó là một tạo tác tuyệt đẹp.

Sự tồn tại của chiếc bình trước khi nó được phát hiện

Cái tên Dorchester xuất phát từ nơi mà người ta đã tìm ra chiếc bình vào năm 1852. Nó được tìm thấy trong trạng thái đang gắn chặt vào một tảng đá cuội.

Sẽ không có gì đáng tranh cãi nếu như niên đại của khối đá bao bọc nó không lên đến 500 triệu năm tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc chiếc bình có tuổi thọ ít nhất là 500 triệu năm?

Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người? - anh 2

Giả thuyết đương đại

Giả thuyết hiện hành cho rằng bình Dorchester là một đế chân nến được sử dụng trong thời Nữ hoàng Victoria. Thời kỳ này được biết là một trong những thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tìm thấy những vật dụng gia đình được làm bằng bạc. Nói về cách mà cái bình này được phát hiện, họ cho rằng những người tìm thấy cái bình đã nhầm lẫn. Theo các nhà khoa học chính thống, có thể cái bình không nằm bên trong những tảng đá mà chỉ đơn giản là nằm trong đống đổ nát sau vụ nổ.

Điều bí ẩn là gì?

Như đã đề cập ở trên, cổ vật vượt thời không là những hiện vật có niên đại không phù hợp với công nghệ làm ra nó. Nói cho dễ hiểu, những cổ vật này tương tự như việc bạn tìm thấy một chiếc smartphone vào thời đại Nữ hoàng Victoria, đây vốn là điều không thể xảy ra. Bởi vì trong thời gian đó, công nghệ sản xuất điện thoại di động đã không tồn tại, thế nên nó sẽ là cổ vật vượt thời không.

Chấp nhận logic rằng có thể cái bình đến từ một thiên thạch 500 triệu năm tuổi, nó giải thích được cho lý do bình Dorchester có tuổi thọ ít nhất là 500 triệu năm tuổi và không phải từ thời đại Vitoria. Tuy nhiên, công nghệ làm đồ vật tinh tế bằng bạc chưa hề xuất hiện trong thời gian đó.

Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người? - anh 3

500 triệu năm trước đây, không có sự sống của động vật trên cạn. Những sinh vật này là những sinh vật sống cấp cao nhất trên Trái Đất vào thời điểm đó.

Theo các kiến thức phổ thông, Trái đất chỉ xuất hiện động vật đơn giản vào khoảng 600 triệu năm trước. Những động vật đơn giản là những dạng thức sống dưới nước. Theo lịch sử của chúng ta, con người chỉ xuất hiện trên Trái Đất vào khoảng 250.000 năm trước. Vì vậy, tính toán hết cả thì bình Dorchester không bao giờ tồn tại vào 500 triệu năm trước đây!

Nét chạm trổ thực vật

Tất nhiên, chúng ta không quên rằng thực tế bình Dorchester có chi tiết chạm trổ của một loài thực vật mà theo các nhà thực vật học, đã biến mất khỏi Trái Đất hơn 100.000 năm trước. Điều đó cũng không thể thu hẹp chính xác thời gian của cái bình có thể vẫn được làm vào 500 triệu năm trước.

Giả thuyết Michael Cremo

Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người? - anh 4
Cremo là một người ủng hộ thuyết sáng thế của đạo Hindu và theo ông, sự tồn tại của cái bình chứng minh rằng đã có người lao động cách đây 600 triệu năm ở Bắc Mỹ, nơi hiện vật được tìm thấy.
Những thuyết sáng thế Trái Đất trẻ
Những người khác đưa ra giả thuyết rằng bình Dorchester thực sự là một tạo tác của nền văn minh cổ trước thời đại Hồng Thủy được nhắc đến trong Thánh Kinh.

Khoa học Hoa Kỳ

Tất nhiên, chúng ta không lãng quên các giải thuyết được xuất bản trên tạp chí Khoa học Hoa Kỳ, tạp chí có bài báo đầu tiên công nhận hiện vật này. Theo họ, cái bình có thể thuộc sở hữu của Tubal Cain, tổ tiên của người Cain trong Kinh Thánh. Họ cho rằng Tubal Cain là một công nhân kim loại và có lẽ đã tự tay tạo ra hiện vật đó.

Chiếc bình cổ xuất hiện trước loài người? - anh 5

Các giả thuyết khác

Nhờ những tranh luận xung quanh cái bình Dorchester, rất nhiều giả thuyết đã ra đời. Các giả thuyết đương thời đã được đề cập ở trên trong khi những chuyên gia cho rằng nó là đế giữ nến. Hình dạng và kích thước của cái bình chắc chắn phù hợp với đế chân nến được thiết kế trong thời cận đại.

Những người khác suy đoán rằng cái bình thực sự là sản phẩm của một nền văn minh cũ đã có công nghệ cũng như tay nghề để tạo ra thứ tinh tế như thế này. Sau giả thuyết này, có ý kiến cho rằng sự sống trên Trái Đất đơn giản là theo một chu kỳ và khi nó đạt tới đỉnh cao, nó suy thoái và phát triển thêm một lần nữa. Về cơ bản, bình Dorchester chỉ là di tích của một nền văn minh đã đạt đến đỉnh cao của nó vào 600 triệu năm trước đây.

Tóm lại, cái bình Dorchester vẫn còn là một bí ẩn. Thậm chí thú vị hơn là tất cả các giấy tờ liên quan đến nghiên cứu nó đã mất tích không rõ nguyên nhân.

Tất nhiên, một số người có thể hỏi tại sao không sử dụng các công nghệ chúng ta có bây giờ để kiểm tra nó? Công nghệ đã phát triển tiên tiến trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cung cấp những hiểu biết nhiều hơn về các cổ vật vượt thời không như cái bình Dorchester. Tuy nhiên, điều quan trọng là Bảo tàng Mỹ thuật Boston thực sự đã tiến hành các nghiên cứu hiện đại. Kết quả thu được vẫn không giải quyết được vấn đề gì.

M.Chi/ Theo Loklip

Xem thêm:

- 10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay

- Thực hư hang đồ cổ khổng lồ dưới lòng đất

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.