Chính quyền Trung Quốc tuyên bố chỉnh sửa gen người là bất hợp pháp

(Ngày Nay) - Các nhà chức trách ở Trung Quốc cho biết các thí nghiệm dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới đã phá vỡ luật lệ của nước này, Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Hai.

Ông Hạ Kiến Khuê - nhà khoa học công bố đã tạo ra hai em bé được chỉnh sửa gen.
Ông Hạ Kiến Khuê - nhà khoa học công bố đã tạo ra hai em bé được chỉnh sửa gen.

Vào tháng 11, nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế khi ông tuyên bố rằng hai bé gái sinh đôi - Lulu và Nana - đã được sinh ra với ADN được biến đổi để có thể kháng virus HIV. Sau đó, nhà khoa học tiết lộ một người phụ nữ thứ hai đang mang thai cũng đang là đối tượng của cuộc nghiên cứu.

Vào thời điểm đó, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc "ngay lập tức yêu cầu Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông nghiêm túc điều tra và xác minh" các tuyên bố của nhà khoa học này.

Hôm thứ Hai, các nhà điều tra của Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông nói rằng "vụ việc ban đầu được xác định là một hoạt động chỉnh sửa phôi người rõ ràng bị cấm đối với mục đích sinh sản do ông Hạ Kiến Khuê thực hiện", Tân Hoa Xã đưa tin.

Ủy ban nói thêm rằng nhà khoa học này đã tiến hành công việc "để theo đuổi danh tiếng và tài sản cá nhân, cùng với các quỹ tự huy động và cố tình trốn tránh sự giám sát và tuyển dụng nhân sự liên quan".

Các thủ tục điều tra

Chính quyền cũng tin rằng ông Hạ đã giả mạo cả tài liệu đạo đức và xét nghiệm máu để tránh lệnh cấm sinh sản được hỗ trợ cho bệnh nhân nhiễm HIV, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Các câu hỏi nổi lên về tính xác thực về các tài liệu đạo đức của ông Hạ được chấp thuận sau sự ra đời của hai bé gái khi một trong những bệnh viện có tên trong giấy tờ từ chối mọi liên quan đến các thủ tục.

"Chúng tôi có thể đảm bảo rằng nghiên cứu không được thực hiện trong bệnh viện của chúng tôi cũng như những đứa trẻ không được sinh ra ở đây", đại diện Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Harmonicare nói với CNN vào tháng 11.

Bệnh viện xác nhận rằng hai trong số các bác sĩ có tên trong tài liệu của ông Hạ làm việc tại bệnh viện và cho biết một cuộc điều tra nội bộ đang được tiến hành.

Chỉnh sửa gen của phôi thai bị cấm ở nhiều quốc gia, bao gồm cả ở Mỹ. Tại Vương quốc Anh, việc chỉnh sửa phôi có thể được cho phép vì mục đích nghiên cứu với sự chấp thuận nghiêm ngặt theo quy định. Không rõ liệu quy trình này có an toàn hay không, nếu được sử dụng trong thai kỳ, liệu nó có thể gây ra hậu quả không lường trước cho các em bé sau này trong cuộc sống hay cho các thế hệ tương lai.

Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều vào công nghệ chỉnh sửa gen, với việc chính phủ nước này đã tài trợ cho các nghiên cứu độc đáo, bao gồm việc sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 đầu tiên ở người vào năm 2016 và lần đầu tiên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để sửa đổi phôi người nhưng không có khả năng sống trong năm 2015.

'Một loạt các quyết định tồi tệ'

Dựa trên kết quả điều tra ban đầu của Tân Hoa Xã về vụ việc này, ông Yalda Jamshidi, độc giả của tạp chí y khoa Genomic Medicine tại St George's, Đại học London, cho biết các nhà điều tra Trung Quốc dường như xác nhận rằng sự ra đời của cặp song sinh được chỉnh sửa gen là kết quả của "một loạt những quyết định tồi tệ."

"Không có gì đáng ngạc nhiên, các thí nghiệm đã gặp phải sự chỉ trích nặng nề, đặc biệt là các quy trình được sử dụng chưa qua thử nghiệm về an toàn ở người và không được thực hiện cho bất kỳ nhu cầu y tế thực tiễn nào", ông Jamshidi nói trong một tuyên bố.

"Vụ việc này hy vọng sẽ nhận mức trừng phạt thích hợp để trấn an cộng đồng rằng chỉnh sửa gen, giống như tất cả các biện pháp can thiệp y tế mới, sẽ chỉ được phép khi họ giải quyết nhu cầu y tế thực tiễn và với đạo đức và quy định phù hợp được giám sát", ông Jamshidi tuyên bố thêm.

Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết ông Hạ và bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác có liên quan đến dự án nghiên cứu này sẽ bị "xử lý nghiêm theo luật pháp và nếu nghi ngờ có hành vi phạm tội, họ sẽ được giao cho cảnh sát", theo Tân Hoa xã.

"Đối với trẻ sơ sinh và tình nguyện viên mang thai, tỉnh Quảng Đông sẽ làm việc với các bên liên quan để thực hiện việc theo dõi y tế và tuân theo các hướng dẫn của các cơ quan nhà nước", Tân Hoa Xã cho biết.

Theo CNN
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.