Chủ nhân Nobel Vật lý và Hóa học kêu gọi quản lý chặt AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chủ nhân giải Nobel Hóa học Demis Hassabis khẳng định: “AI là một công nghệ rất quan trọng cần được quản lý, nhưng điều cũng quan trọng không kém là phải có các quy định đúng.”
Chủ nhân Nobel Vật lý và Hóa học kêu gọi quản lý chặt AI

Ngày 7/12, chủ nhân giải Nobel Vật lý Geoffrey Hinton và Nobel Hóa học Demis Hassabis đã kêu gọi quản lý chặt chẽ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ đóng vai trò quan trọng trong các giải thưởng của họ.

Phát biểu họp báo ở Stockholm (Thụy Điển), ông Hassabis khẳng định: “AI là một công nghệ rất quan trọng cần được quản lý, nhưng điều cũng quan trọng không kém là phải có các quy định đúng.”

Theo ông, khó khăn hiện nay là AI đang phát triển quá nhanh và cần phải trả lời các câu hỏi như sử dụng AI để làm gì, triển khai như thế nào. Ông cũng nói rõ cần đảm bảo rằng toàn thể nhân loại sẽ được hưởng lợi từ những gì do AI có thể tạo ra.

Ông Hassabis là đồng tác giả giải Nobel Hóa học cùng với 2 nhà hóa học người Mỹ David Baker và John Jumper nhờ công trình vén màn bí mật của protein thông qua AI.

Ông Hassabis cho biết đã khuyên các chính phủ xây dựng quy định cho các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và giao thông, đồng thời theo sát sự phát triển của công nghệ để có các biện pháp thích ứng kịp thời trước những thách thức có thể xảy ra.

Ngoài ra, ông cũng đã thảo luận với tỷ phú Elon Musk về "các mối đe dọa hiện hữu" do sử dụng AI không phù hợp và được biết đích thân tỷ phú Elon Musk cũng lo ngại nguy cơ AI sẽ giành quyền kiểm soát của con người.

Không chỉ chủ nhân của giải Nobel Hóa học Hassabis, "cha đẻ của AI" - ông Geoffrey Hinton - cũng thừa nhận về những nguy cơ có thể xảy ra từ AI.

Ông nói: "Tôi ước mình đã nghĩ đến vấn đề an toàn sớm hơn". Ông Hinton lo ngại khả năng AI sẽ đẩy nhanh cuộc chạy đua vũ trang.

Ông Hinton đã trở thành tâm điểm chú ý khi ông rời Google vào năm 2023 và cảnh báo về mối nguy hiểm khi máy móc có thể vượt mặt con người vào một ngày nào đó. Ông đã được trao giải Nobel Vật lý cùng với John Hopfield người Mỹ cho công trình nghiên cứu về mạng neurone nhân tạo.

Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
Miền Bắc giảm nhiệt sâu, rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
(Ngày Nay) - Không khí lạnh tiếp tục tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
Tiến trình hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ có nguy cơ chệch hướng
(Ngày Nay) - Ngày 11/12, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trên diện rộng đối với hàng nhập khẩu có thể cản trở những nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát và khiến giá tiêu dùng tăng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 3: Hệ sinh thái độc nhất vô nhị được gìn giữ
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 2:Phát huy giá trị cốt lõi của di sản Vịnh Hạ Long
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
Vịnh Hạ Long: Sức sống bền vững của di sản thế giới 30 năm tuổi - Bài 1: Hành trình UNESCO vinh danh
(Ngày Nay) - Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.