Google tăng cường mở rộng các trung tâm dữ liệu trong cuộc đua AI

(Ngày Nay) - Google đã chi 27 triệu euro (28,5 triệu USD) mua khoảng 1.400 ha đất ở thành phố Đông Bắc của Phần Lan để làm trung tâm quan trọng cho các hoạt động của trung tâm dữ liệu.
Một cửa hàng bán lẻ của Google ở New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Một cửa hàng bán lẻ của Google ở New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Chính phủ Phần Lan mới đây thông báo công ty công nghệ Google đã mua khu đất, trị giá 27 triệu euro (28,5 triệu USD) tại nước này, để mở rộng hoạt động của trung tâm dữ liệu.

Theo thông cáo báo chí, Metsahallitus - Cơ quan tài sản rừng quốc gia Phần Lan, được phép bán khoảng 1.400 ha đất gần Kajaani - thành phố Đông Bắc, để làm trung tâm quan trọng cho các hoạt động của trung tâm dữ liệu. Chính phủ lưu ý hiếm khi có các giao dịch đất đai quy mô này ở Phần Lan.

Kể từ năm 2011, Google đã vận hành các trung tâm dữ liệu tại Phần Lan. Cơ sở tại Hamina - cách thủ đô Helsinki khoảng 145 km, hiện đang có khoảng 400 nhân viên làm việc toàn thời gian.

Tháng 5/2024, Google thông báo đầu tư mới 1 tỷ euro (1,06 tỷ USD) để mở rộng cơ sở Hamina, được kỳ vọng tạo thêm nhiều việc làm trong hai năm tới.

Cuối tháng Chín vừa qua, Google thông báo sẽ đầu tư 36 tỷ baht, tương đương 1 tỷ USD, để xây trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Thái Lan nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ đám mây, Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong khu vực.

Vào tháng 5/2024, "gã khổng lồ" tìm kiếm này cũng tiến hành đầu tư vào trung tâm dữ liệu trị giá 2 tỷ USD tại Malaysia.

Google đã công bố một sáng kiến tài trợ mới trị giá lên tới 20 triệu USD tiền mặt và 2 triệu USD tín chỉ điện toán đám mây (tiền điện tử dùng cho dịch vụ điện toán đám mây), nhằm hỗ trợ giới khoa học trong công tác khám phá các đột phá khoa học lớn tiếp theo thông qua ứng dụng AI.

Theo thông báo của ông Demis Hassabis - người sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành công ty Google DeepMind, sáng kiến tài trợ này được thực hiện thông qua phòng Google.org, nhằm giúp Google kết nối những bộ óc khoa học hàng đầu, thông qua việc cấp tiền trực tiếp và cung cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các dự án nghiên cứu.

Bà Maggie Johnson - Phó Chủ tịch Google, đồng thời là trưởng phòng Google.org toàn cầu, cho biết những ứng cử viên chiến thắng trong chương trình tài trợ này “sẽ sử dụng AI để giải quyết những vấn đề ngày càng phức tạp có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau."

Google đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực như nghiên cứu các căn bệnh hiếm gặp và ít được chú ý, sinh học thực nghiệm, khoa học vật liệu và tính bền vững - những lĩnh vực này đang có nhiều hứa hẹn trong việc áp dụng AI để tạo ra những bước đột phá khoa học.

Theo bà Johnson, AI có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề khoa học nan giải và thúc đẩy sự tiến bộ trong các ngành khoa học đa dạng.

Trong khi đó, "ông lớn" công nghệ này đang phải đối mặt với áp lực pháp lý ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý trên toàn cầu về những hoạt động bị cáo buộc là chống cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến và chính sách ứng dụng trò chơi.

Tại Canada, Cơ quan Cạnh tranh Canada đã đệ đơn kiện lên Tòa án Cạnh tranh, cáo buộc Google lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Cơ quan này yêu cầu Google bán hai công cụ công nghệ quảng cáo và nộp phạt để đảm bảo tuân thủ luật cạnh tranh của Canada.

Cụ thể, cuộc điều tra của Competition Bureau, được khởi động từ năm 2020 và mở rộng sang các dịch vụ công nghệ quảng cáo của Google vào đầu năm nay, đã kết luận rằng Google là nhà cung cấp lớn nhất trong chuỗi công nghệ quảng cáo trực tuyến tại Canada và đã "lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường của mình thông qua các hành vi nhằm duy trì và củng cố sức mạnh thị trường."

Google phản bác cáo buộc này, cho rằng đơn kiện “phớt lờ sự cạnh tranh gay gắt, nơi người mua và người bán quảng cáo có rất nhiều lựa chọn” và khẳng định công cụ công nghệ quảng cáo của họ giúp các trang web và ứng dụng có nguồn tài trợ nội dung, đồng thời cho phép những doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tiếp cận khách hàng mới một cách hiệu quả.

Thí sinh tham dự kỳ thi thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm
(Ngày Nay) - Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.
Nhu cầu chip nhớ - lưu trữ dữ liệu - dự kiến tăng. Ảnh minh họa: Reuters
Dự báo 2025: Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
Tác phẩm trong "Giấc mơ rực rỡ"
Cảm hứng từ di sản dân gian trong “giấc mơ rực rỡ”
(Ngày Nay) - “Giấc mơ rực rỡ” là tên triển lãm của họa sĩ Khổng Đỗ Duy vừa khai mạc tối qua 3/1/2025 tại Huyen Art House, 8A Đặng Tất, Q.1, TP.HCM. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ hai của họa sĩ trẻ sinh năm 1987 quê Vĩnh Phúc, trưng bày hơn 20 tác phẩm được anh vẽ trong hơn một năm qua.
Google thanh toán phí sử dụng nội dung cho các cơ quan báo chí Canada
Google thanh toán phí sử dụng nội dung cho các cơ quan báo chí Canada
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, Google thông báo đã thanh toán 100 triệu CAD (tương đương 69 triệu USD) cho các cơ quan báo chí Canada để sử dụng nội dung thông tin trên nền tảng này. Đây là một phần trong thỏa thuận giữa Google và Chính phủ Canada nhằm bù đắp thiệt hại về doanh thu quảng cáo của ngành báo chí truyền thống.