Chủ tịch Quốc hội phê bình một số cơ quan Chính phủ gửi hồ sơ muộn

(Ngày Nay) - Trong sáng nay, phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã diễn ra và kéo dài trong 3 ngày (từ ngày 11 đến 13/3/2019) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: PLO
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: PLO

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết do một số cơ quan của Chính phủ gửi hồ sơ muộn nên các Ủy ban của Quốc hội phải họp thẩm tra khá sát ngày diễn ra phiên họp thứ 32. Từ đó, tài liệu gửi cho các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm so với yêu cầu, báo Zing.vn đưa tin.

Chỉ trước khi diễn ra phiên họp thứ 32 vài ngày, Ủy ban Pháp luật phải họ, thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 (6/3).

Tương tự vào ngày 7/3, Ủy ban Tài chính - Ngân sách phải họp thẩm tra về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Vào chiều 8/3, Ủy ban Quốc phòng - An ninh họp thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật Công an nhân dân năm 2018.

"Vừa qua lãnh đạo Quốc hội chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội có văn bản thông báo ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chuẩn bị các nội dung phiên họp", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Thư viện; Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019 - 2021; xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tiến hành xem xét, thông qua Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật Công an nhân dân năm 2018, theo VGP News.

Tổng hợp

Bình luận
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.