Chưa có cơ chế cụ thể về chi tiền cho người cung cấp thông tin phản ánh vi phạm giao thông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông với mức chi không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Chưa có cơ chế cụ thể về chi tiền cho người cung cấp thông tin phản ánh vi phạm giao thông

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân để xác minh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ đã Cảnh sát giao thông thực hiện trong thời gian qua. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp.

Về đầu mối tiếp nhận, mới đây nhất, Thông tư 73/2024 của Bộ Công an có nêu nội dung này. Theo đó, đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp thông tin. Đồng thời, đơn vị Cảnh sát giao thông sẽ tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu của cá nhân, tổ chức cung cấp.

Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu gồm: Cục Cảnh sát giao thông; phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự thuộc Công an cấp huyện.

Ngoài ra, người dân cũng có thể cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm giao thông thông qua cài đặt, sử dụng ứng dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.

Thông tư 73/2024 cũng nêu quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2021.

Theo đó, dữ liệu thu được cần đảm bảo: Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.

Đối với cơ chế chi trả tiền cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết điều này sẽ được các cơ quan liên quan sớm quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực thi, hiện chưa có cơ chế cụ thể về vấn đề này. Do vậy những thông tin về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác.

Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.
Thí sinh tham dự kỳ thi thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm
(Ngày Nay) - Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.
Nhu cầu chip nhớ - lưu trữ dữ liệu - dự kiến tăng. Ảnh minh họa: Reuters
Dự báo 2025: Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.