Chương trình nghệ thuật “Đêm hội áo dài” - lan tỏa tình yêu với áo dài

(Ngày Nay) - Tối 5/10, tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn – Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Đêm hội áo dài” với sự tham gia của 65 nhà thiết kế áo dài Việt Nam đến từ 3 miền Bắc - Trung – Nam, các hoa hậu, người mẫu, các nghệ sỹ Việt Nam... cùng các đại biểu quốc tế.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội không chỉ mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô mà còn góp phần để Việt Nam và Hà Nội trở thành điểm đến yêu mến và sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội không chỉ mở ra định hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô mà còn góp phần để Việt Nam và Hà Nội trở thành điểm đến yêu mến và sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Đặc biệt, chương trình có phần trình diễn trang phục áo dài của các phu nhân đại sứ các nước tại Việt Nam. Đây là một trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, chương trình nghệ thuật “Đêm hội áo dài” với sự tham gia của 65 nhà thiết kế, mỗi bộ sưu tập mang một phong cách riêng, lấy cảm hứng từ những giá trị trường tồn của Việt Nam và thế giới thông qua tà áo dài, để tình yêu di sản và sự kết nối văn hóa vượt qua thời gian.

Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội được tổ chức lần đầu tiên năm 2016, với mong muốn tạo sân chơi cho các nghệ sỹ, nhà thiết kế, người mẫu, đồng thời khơi gợi lan tỏa tình yêu với áo dài, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của áo dài trong đời sống xã hội, thông qua tà áo dài kết nối quảng bá di sản văn hóa, quảng bá sản phẩm du lịch hấp dẫn của Thủ đô và du lịch cả nước. Đến nay, lễ hội áo dài đã trở thành lễ hội thường niên diễn ra vào tháng 10 mùa Thu đẹp nhất trong năm của Hà Nội, có sự tham gia và tích cực hưởng ứng của người dân, trở thành sân khấu cộng đồng, ngày hội cầu nối văn hóa, là điểm đến thường niên vào dịp mùa Thu Hà Nội cho du khách và bạn bè quốc tế.

Đại diện cho các nhà thiết kế áo dài đến từ 63 tỉnh, thành phố mang các bộ sựu tập áo dài đến với chương trình mong muốn quảng bá áo dài, quảng bá du lịch cho Thủ đô và đất nước, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam mong muốn các bộ sưu tập áo dài với hình ảnh di sản, thiết kế hoa văn truyền thống tạo xu hướng về áo dài không chỉ trên sàn diễn mà đưa vào đời sống.

Trong khuôn khổ Lễ hội, sáng 5/10 cũng đã diễn ra Carnaval Áo dài. Đây là chương trình nghệ thuật tổng hợp đồng diễn và diễu hành quy mô lớn do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch triển khai tổ chức, nhằm lan tỏa tình yêu áo dài đến đông đảo người dân, bạn bè và du khách quốc tế, mọi độ tuổi, giới tính./.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).