Chuyên gia Canada đánh giá cao quan điểm Việt Nam về thực hiện UNCLOS

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ông Bryon Wilfert, cựu nghị sỹ Canada, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Macdonald-Laurier, nhận định UNCLOS được Việt Nam xem là một cơ chế vì hòa bình khu vực và giải quyết các tranh chấp trên biển.
Quang cảnh hội thảo '40 năm thông qua UNCLOS-Những thành tựu và thách thức đặt ra.' (Ảnh: TTXVN phát)
Quang cảnh hội thảo '40 năm thông qua UNCLOS-Những thành tựu và thách thức đặt ra.' (Ảnh: TTXVN phát)

Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực, cụ thể là các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tôn trọng và tuân thủ công ước này.

Ông Bryon Wilfert, cựu nghị sỹ Canada, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Macdonald-Laurier, đã nhận định như vậy trong buổi trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Ottawa nhân 40 năm ký kết UNCLOS 1982.

Theo ông Wilfert, UNCLOS 1982 đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một cách rõ ràng các quy tắc về môi trường, cũng như quản lý tài nguyên biển. UNCLOS được Việt Nam xem là một cơ chế vì hòa bình khu vực và giải quyết các tranh chấp trên biển.

Đối với các quốc gia như Việt Nam, công ước này cung cấp ranh giới rõ ràng giữa những nước sử dụng vùng đáy biển và các quốc gia ven biển với các quy định phổ quát.

Ông Wilfert cũng đề cập đến việc Việt Nam, cùng với Canada và 10 nước khác, đã khởi xướng ý tưởng thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 vào tháng 6/2021 để thúc đẩy và giải quyết những thách thức đối với công ước này.

Theo ông, một khía cạnh quan trọng của Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 là vai trò của nhóm trong quản trị đối với Mục tiêu số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển trong các Mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Wilfer nhấn mạnh đây là lĩnh vực mà cả Canada và Việt Nam đều có chung lợi ích để thúc đẩy.

Đề cập việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới biển trên thế giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông, chuyên gia Wilfert nhấn mạnh Canada đã thể hiện rõ quan điểm rằng tất cả các bên phải tuân thủ các quy tắc của UNCLOS 1982, vốn được Ottawa coi như một cột mốc hữu ích và quan trọng trong việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp trong khu vực.

Canada tin tưởng rằng chỉ thông qua thương lượng và thiện chí mới có thể giải quyết được tranh chấp, việc có một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương sẽ đưa đến giải pháp hòa bình trong khu vực.

Theo ông Wilfer, các vấn đề như quyền chủ quyền, thương mại, hàng hải... cần được đề xuất và thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.