Chuyên gia hướng dẫn 5 bước sơ cứu trẻ đuối nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dù đã được cảnh báo nhưng không ít người vẫn chưa nắm được kỹ năng cấp cứu đúng khi gặp trẻ bị đuối nước.
Các bước hồi sức tim-phổi cho người đuối nước. Ảnh: BV
Các bước hồi sức tim-phổi cho người đuối nước. Ảnh: BV

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn: Với trường hợp trẻ em bị đuối nước được đưa lên bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ theo phương pháp sau:

Bước 1: Cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của những người xung quanh khi thấy trẻ bị đuối nước bằng cách gọi to, gọi cấp cứu 115.

Bước 2: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách. Đây là bước rất quan trọng, có hai phương pháp là cứu đuối gián tiếp và cứu đuối trực tiếp.

- Cứu đuối gián tiếp: Là sử dụng các dụng cụ cứu đuối sẵn có như: Phao, dây, gậy, quần áo, các vật có thể nổi trên nước… để cứu người trẻ đuối nước khi vẫn còn đang tỉnh. Tùy theo tình hình, tính chất của mỗi trường hợp cụ thể mà người cứu hộ lựa chọn phương án cứu để phù hợp, an toàn và hiệu quả.

– Cứu đuối trực tiếp: Là người cứu hộ trực tiếp xuống nước, bơi đến cứu nạn nhân; cứu đuối trực tiếp nên dành cho đối tượng cứu hộ chuyên nghiệp, được đào tạo có đủ sức khỏe và năng lực ở thời điểm thực hiện hoặc đối tượng không chuyên có kỹ năng bơi và cứu đuối.

Bước 3: Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không.

Khi trẻ được đưa lên bờ, ngay lập tức cần xem trẻ có thở không bằng cách: Nhìn lồng ngực của trẻ có di động không; đặt tai gần miệng và mũi trẻ xem có thấy không khí thở ra của trẻ không (thở ngáp được xem là không thở). Trong khi kiểm tra hơi thở, người cứu hộ có thể lay gọi trẻ để xem người đuối nước có phản ứng không.

Bước 4: Nếu trẻ không thở, người cứu hộ cần thực hiện hồi sức tim phổi ngay cho trẻ đuối nước bằng cách:

Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng. Nếu nghi ngờ trẻ bị chấn thương cổ, cần di chuyển trẻ bằng cách di chuyển toàn bộ cơ thể (đầu, cổ, cột sống và hông thẳng hàng với nhau); trường hợp này không ngửa đầu nâng cằm nạn nhân mà chỉ cần ấn góc hàm. Nếu không có nghi ngờ chấn thương cổ, cần giữ đầu trẻ ngửa ra sau và nâng cằm để thông đường thở (kỹ thuật ngửa đầu – nâng cằm).

Tiến hành hồi sức tim – phổi cho trẻ bằng cách:

- Thổi ngạt: Với trẻ nhỏ, người cứu hộ đặt miệng trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt được kín. Với trẻ lớn hơn, áp dụng một tay ép cánh mũi và đưa miệng thổi vào miệng của trẻ. Thổi chậm, đều trong 1- 2 giây và ngực của trẻ sẽ phồng lên, thổi ngạt 5 nhịp thở đầu tiên.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Ngay sau thổi ngạt 5 nhịp đầu tiên, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Sử dụng một tay đặt vuông góc với lồng ngực (trẻ lớn hoặc người lớn có thể dùng hai tay). Vị trí ép tim là 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 đến 1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau; tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút. Những lần tiếp theo tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt.

Người cứu hộ cần tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục, cả trong quá trình vận chuyển cấp cứu cho tới khi trẻ tự thở lại được, hồng hào trở lại.

Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn.

Cần cho trẻ nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại. Cần lau khô người, thay quần áo và ủ ấm cho trẻ, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường đi, người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ; tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.