Nhiều gia đình có con nhỏ thấy con còi cọc, chậm phát triển tức tốc mua trứng vịt lộn về bồi bổ cho con. Thậm chí một số gia đình mua đến vài chục quả trứng để tủ lạnh mỗi ngày luộc cho con tẩm bổ dần.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100 g trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g chất đạm, 12,4 g chất béo, 600 mg cholesterol, 82 mg canxi, 212 mg phôtpho, 3 mg sắt, 450 mcg beta-caroten, 875 mcg vitamin A...
Do giàu giá trị dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyên: "Trứng vịt lộn tốt nhưng không nên cho trẻ con ăn nhiều do quá nhiều chất dinh dưỡng, trẻ không hấp thu hết dễ bị đầy bụng, khó tiêu".
Không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng vịt lộn (Ảnh minh họa)
Theo Bác sĩ Doãn Thị Tường Vy - Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết: khuyến cáo, trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn trứng vịt lộn. Trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1.000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300 - 500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương.
Khuyên các mẹ tốt nhất là nên cho trẻ ăn trứng gà ta luộc hoặc đánh vào cháo.
Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà một bữa, ăn 2-3 lần mỗi tuần.
Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn một lòng đỏ mỗi bữa, ăn 3-4 bữa trứng một tuần.
Trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần cả lòng trắng và đỏ.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn một quả mỗi ngày.
Quỳnh mai(Tổng hợp)