Đến năm 2030, khí hậu Trái đất dự kiến sẽ giống với thời kỳ giữa Pliocene, quay trở lại hơn 3 triệu năm trong khoảng thời gian đĩa chất. Nếu không giảm lượng khí thải nhà kính, khi hậu của chúng ta vào năm 2150 có thể trở nên ấm và hầu như không có băng như thời kỳ Eocene, một kỷ nguyên đặc trưng của toàn cầu cách đây 50 triệu năm.
Tất cả các loài trên Trái đất ngày nay đều có tổ tiên sống sót sau thời kỳ Eocene và Pliocene, nhưng liệu con người cùng với hệ thực vật và động vật mà chúng ta quen thuộc có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của thời tiết hay không? Tốc độ của sự thay đổi này dường như nhanh hơn bất cứ thứ gì mà cuộc sống trên hành tinh đã trải qua trước đó.
Một nghiên cứu mới của John Williams - giáo sư địa lý tại Đại học Wisconsin-Madison, so sánh các dự báo khí hậu trong tương lai với dữ liệu khí hậu lịch sử từ đầu thế kỷ 20. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu bao quát về điều kiện khí hậu để thăm dò sâu hơn nhiều về quá khứ địa chất của Trái đất và mở rộng những so sánh đó.
Trong thời kỳ Eocene, các lục địa của Trái đất vẫn chưa tách rời hoàn toàn và nhiệt độ toàn cầu trung bình ấm hơn 13 độ so với hiện nay. Khủng long vừa mới tuyệt chủng và các động vật có vú đầu tiên như tổ tiên của các voi và ngựa đang dần xuất hiện nhiều hơn. Bắc Cực bị bao phủ bởi những khu rừng đầm lầy giống như những khu rừng được tìm thấy ngày nay ở miền Nam Hoa Kỳ.
Ở thời kỳ Pliocene, khu vực Bắc và Nam Mỹ đã bắt đầu tham gia kiến tạo, khí hậu bắt đầu khô cằn, những cây cầu trên đất liền cho phép động vật lan rộng khắp các lục địa và dãy Himalaya hình thành. Nhiệt độ ấm hơn từ (1,8 đến 3,6 độ C so với hiện nay.
Theo cả hai trường hợp và trên từng mô hình, so với các thời đại trước, khí hậu Trái đất gần giống với thời kỳ giữa Pliocene vào năm 2030 (theo RCP8.5) hoặc 2040 (theo RCP4.5). Theo trường hợp ổn định khí nhà kính của RCP4.5, khí hậu sau đó ổn định ở điều kiện giống nhưthời kỳ Pliocene, nhưng dưới mức phát thải khí nhà kính cao hơn của RCP8.5, khí hậu tiếp tục ấm lên cho đến khi nó bắt đầu giống với thời kỳ Eocene vào năm 2100, đạt được điều kiện giống như Eocene vào năm 2150.
Các mô hình cho thấy những vùng khí hậu địa chất sâu này nổi lên đầu tiên từ trung tâm các lục địa và sau đó mở rộng ra bên ngoài theo thời gian. Nhiệt độ tăng, lượng mưa tăng, băng đóng băng và khí hậu trở thành ôn đới gần các cực của Trái đất.
Khoảng một thập kỷ trước, nhà khoa học người Thụy Điển Johan Rockström và các đồng nghiệp đã đưa ra ý tưởng về “không gian vận hành an toàn”, đề cập đến các điều kiện khí hậu mà xã hội nông nghiệp hiện đại phát triển. Bằng cách so sánh với quá khứ, Williams và Burke nói, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ranh giới và ngưỡng hành tinh phân định không gian này.
Trong bài báo của mình, các nhà nghiên cứu cố gắng cân bằng giữa các vấn đề báo động và sự lạc quan. Một mặt, Trái đất đang trở thành ẩn số đối với cuộc sống của con cháu chúng ta. Mặt khác, cuộc sống từ lâu đã được chứng minh là kiên cường. Và, như Williams nói, ở nhiều nơi chúng ta đang chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền vững hơn và không có carbon. Nhưng có rất nhiều việc cần phải làm.
Trong bài báo của mình, các nhà nghiên cứu cố gắng cân bằng giữa các vấn đề báo động và sự lạc quan. Một mặt, Trái đất đang trở thành ẩn số đối với cuộc sống của con cháu chúng ta. Mặt khác, cuộc sống từ lâu đã được chứng minh là kiên cường. Và, như Williams nói, ở nhiều nơi chúng ta đang chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền vững hơn và không có carbon. Nhưng có rất nhiều việc cần phải làm.
“Chúng ta đã chứng kiến những điều lớn lao xảy ra trong lịch sử Trái đất. Nhiều giống loài mới phát triển, sự sống và các loài sinh vật cũ vẫn tồn tại. Nhưng nhiều loài sẽ dần dần bị mất và chúng ta sống trên hành tinh này. Đây là những điều chúng ta cần quan tâm. Vì vậy nghiên cứu này sẽ cho thấy cách chúng ta có thể sử dụng lịch sử của loài người và lịch sử của Trái đất để hiểu những thay đổi đang diễn ra ngày nay và tìm ra cách để con người có thể thích nghi tốt nhất.”