Công chiếu phim tài liệu về quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

(Ngày Nay) - Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sẽ công chiếu bộ phim tài liệu "Chiến tranh Việt Nam: Lợi ích quốc gia dân tộc" trên kênh HTV9 lúc 21h trong các ngày 24, 25 và 26/4/2018, đúng dịp kỷ niệm 43 năm ngày Việt Nam thống nhất. "Chiến tranh Việt Nam: Lợi ích quốc gia dân tộc" là phim tài liệu lịch sử gồm 3 tập do Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với công ty truyền thông Media 21 sản xuất.
Công chiếu phim tài liệu về quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Chiến tranh Việt Nam theo cách gọi của người Mỹ hay cuộc Kháng chiến chống Đế quốc Mỹ theo cách gọi của người Việt Nam là chủ đề đã được rất nhiều nhà làm phim khai thác trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là phía Mỹ.

Tuy nhiên, Chiến tranh Việt Nam: Lợi ích quốc gia dân tộc có lẽ là bộ phim tài liệu đầu tiên hướng đến việc làm rõ các quyết sách quan trọng của Việt nam đối với cuộc chiến đặt trong tổng thể của Chiến tranh lạnh; đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và hai nước được coi là đồng minh lớn: Liên Xô và Trung Quốc. 3 tập phim với tổng thời lượng 90 phút được đúc rút từ hàng nghìn giờ phỏng vấn các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, các tướng lĩnh Hoa Kỳ, các nhà cách mạng Việt Nam trực tiếp tham gia cuộc chiến và nhiều học giả hàng đầu nghiên cứu về cuộc chiến đến từ Việt Nam, Nga, Trung Quốc và Australia; từ hàng chục trang tài liệu được giải mật của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các kho lưu trữ của Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam có thể mang nhiều yếu tố khác nhau nhưng tính chất xuyên suốt của nó là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam không chỉ phải dám đánh và đánh thắng Mỹ mà còn phải vượt qua chính mình và những trở lực không nhỏ từ các nước được gọi là đồng minh.

GS. Carl Thayer: “Việt Nam là một nạn nhân của thỏa hiệp chính trị tại Hội nghị Geneve. Khả năng mặc cả của Việt Nam rất hạn chế trước những lợi ích của Liên Xô và Trung Quốc’.

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Thế giới xuất hiện một bối cảnh mới...tư tưởng chung sống hòa bình nó hình thành, nhưng ở Việt Nam tư tưởng sống hòa bình liệu có chấp nhận được không? Và rõ ràng nếu chúng ta thỏa hiệp lúc đó, theo cái dòng của thời đại lúc đó thì chắc chắn mục tiêu giải phóng miền Nam sau này sẽ gặp nhiều khó khăn”.

“Chúng ta không được sợ Mỹ nhưng đồng thời chúng ta cũng không được sợ Liên Xô, Trung Quốc”.

Báo cáo Tối mật ngày 30/9/1068 của CIA về tranh cãi Xô- Trung và việc viện trợ cho Bắc Việt: “Mục tiêu viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt là nhằm gây ảnh hưởng lên Hà Nôi. Mục tiêu của Trung Quốc cũng tương tự. Tuy nhiên, cả Liên Xô và Trung Quốc đều giới hạn viện trợ cho Việt Nam nhằm tránh xung đột trực tiếp với Mỹ. Moscow và Bắc Kinh thường xuyên đánh giá rủi ro nhằm đề ra mức viện trợ quân sự cho Bắc Việt”.

GS.Vũ Ninh Dương: “Chúng ta không phủ nhận, thậm chí rất biết ơn sự giúp đỡ của họ bởi vì một khối lượng vật chất như vậy không phải là nhỏ đâu và sự ủng hộ về tinh thần thì điều đó là ta khẳng định. Cho đến bây giờ trong lịch sử nên ghi lại cái đó nhưng mặt thứ 2 là ta đừng mơ hồ”.

Công chiếu phim tài liệu về quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ảnh 1TS Lê Kiên Thành tại lễ ra mắt bộ phim "Chiến tranh Việt Nam: Lợi ích quốc gia dân tộc"

Bộ phim Chiến tranh Việt Nam: Lợi ích quốc gia dân tộc được đạo diễn bởi: Bùi Chí Dũng, Đặng Bảo Trung, Phạm Trung Thành, Vũ Kim Thu và Nghiêm Sỹ Thanh. Do thực hiện phim tài liệu lịch sử nên các nhà làm phim không có ý định gắn lịch sử với hiện tại. Tuy nhiên, hiện tại luôn là sự phản chiếu của lịch sử.

Với vị trí nằm trên trục hàng hải nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Việt Nam thực sự vẫn nằm trong tầm ngắm của các nước lớn. Bài học lớn nhất được rút ra từ lịch sử là trong quan hệ với các nước, tuyệt đối phải đặt lợi ích quốc gia- dân tộc lên trên hết như một nguyên tắc bất di bất dịch. Lợi ích quốc gia – dân tộc chính là mục tiêu cơ bản và nhân tố quyết định cuối cùng trong việc hoạch định chính sách để đảm bảo những nhu cầu sống còn nhất của một quốc gia, đó là độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ và sự thịnh vượng kinh tế.

Cũng trong ngày 18/4/2018 tại Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội và Công ty Cổ phần Truyền thông Media 21 đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm hướng tới việc cùng nhau thực hiện các dự án truyền thồng chất lượng cao, nhằm đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bình luận
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
(Ngày Nay) - Nhằm nhanh chóng triển khai chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giúp rút ngắn thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, cải thiện chất lượng phục vụ, giảm tình trạng phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh Hưng Yên và Bình Phước đã triển khai nhiều hành động quyết liệt nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
(Ngày Nay) - Các quan chức Hàn Quốc ngày 27/4 cho hay Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của nước này vừa giới thiệu một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện tin giả do Cơ quan Pháp y Quốc gia (NFS) phát triển để ngăn chặn sự lây lan của các video deepfake giả mạo trong cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3/6 tới.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.